Thi theo tổ hợp môn chứ không phải bài tổng hợp
Ông Nguyễn Cảnh Thái, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi, nhận định thẳng thắn: “Nếu giao kỳ thi THPT quốc gia cho địa phương chủ trì thì nhiều trường ĐH sẽ khó mà dùng kết quả này để xét tuyển. Dùng kết quả này làm căn cứ để xét tuyển ĐH chỉ để giải quyết vấn đề “chính trị”, còn trên thực tế các trường vẫn sẽ phải phối hợp với nhau để tổ chức kỳ thi cho mục đích tuyển sinh hoặc phải nhờ Bộ hỗ trợ. Nếu Bộ không sẵn sàng thì buộc các trường phải làm việc với nhau để cùng tổ chức kỳ thi riêng”.
Ông Thái cho rằng vẫn mong muốn Bộ sử dụng hình thức thi truyền thống, theo các tổ hợp môn chứ không theo bài thi tổng hợp mà ĐH Quốc gia Hà Nội áp dụng. Ông Thái phân tích: “Nếu xét về lợi ích xã hội, có thể bài thi tổng hợp là tốt nhưng xét về yếu tố kỹ thuật thì vẫn chưa ổn. Các trường tuyển sinh theo ngành, mỗi ngành đòi hỏi một kiến thức khác ở thí sinh mà bài thi tổng hợp hiện nay của ĐH Quốc gia Hà Nội không đáp ứng được. Còn khi nào xây dựng được đề thi tổng hợp theo từng khối ngành thì lại là chuyện khác”.
tin liên quan
Dự kiến thi THPT năm 2017 bằng bài thi tổng hợp* Hai phương án tuyển sinh ĐH
Theo nguồn tin của Thanh Niên, Bộ GD-ĐT đã dự thảo ban đầu về một số phương án thay đổi kỳ thi THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 để xin ý kiến góp ý.
Ngoài ra, theo ông Thái, các câu hỏi của đề thi tổng hợp mà kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội sử dụng chưa được đánh giá một cách tổng quan, nên mức độ tin cậy chưa được xác nhận. Nếu ĐH Quốc gia Hà Nội nói ngân hàng câu hỏi của họ đã được chuẩn hóa thì phải được chứng tỏ trong thực tế trong khoảng 5 năm. Sau 5 năm họ tổng kết, đánh giá là tốt thì các đơn vị khác có thể sử dụng đại trà”.
Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nếu Bộ giao kỳ thi THPT quốc gia về cho các sở GD-ĐT tổ chức, nhiều trường ĐH sẽ tự đứng ra tổ chức kỳ tuyển sinh riêng. Có thể trường phối hợp với một số trường ĐH hoặc độc lập tổ chức kỳ thi tuyển. Kỳ thi này sẽ sử dụng đề thi từ ngân hàng đề của Bộ và tổ chức thành 3 - 4 cụm để thuận tiện cho thí sinh.
PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết có thể trường sẽ tổ chức kỳ thi với đề riêng, thời gian riêng. Để hạn chế thí sinh phải di chuyển xa, trường có thể tổ chức kỳ thi thành 2 cụm (miền Trung và TP.HCM).
tin liên quan
Trường trung cấp 'chết' trước thời hạnBộ GD-ĐT quy định năm 2016 là thời hạn cuối cùng để các trường ĐH
dừng việc tuyển sinh và đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Trên thực tế, nhiều trường ĐH
đã bỏ hẳn bậc học này từ trước đó nhưng trường trung cấp vẫn 'không sống
được'.
Bộ tổ chức hoặc các trường lập nhóm
Ông Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng nếu tổ chức thi để tuyển sinh, đảm bảo chất lượng và tính thống nhất, sự kế thừa những kinh nghiệm tốt mà Bộ đã tích lũy được thì Bộ nên đứng ra giúp các trường một số việc mà các trường chưa làm được, ví dụ như ra đề thi. Các trường nên chủ động đề xuất phần việc nào mình có thể làm được, phần việc nào thì nhờ Bộ, từ đó đưa ra phương án tốt nhất cho trường mình.
“Bộ tổ chức thi để các trường căn cứ vào đó mà tuyển sinh, tuy có vẻ như giống với “3 chung” trước đây nhưng thực chất là khác. Cái khác cơ bản là giờ các trường được tự quyết định tham gia hay không và tham gia ở mức độ nào”, ông Triệu đề xuất.
Theo ông Triệu, cũng có thể lập nhóm để cùng tổ chức thi nhưng cần phải có nhóm đủ lớn khoảng 50 trường. Nhưng khi tập hợp được một nhóm lớn như thế thì trường nào đủ sức đứng ra chủ trì?
tin liên quan
Chưa biết thế nào là 'bài thi tổng hợp'?Dự thảo phương án thi 2017 Bộ GD-ĐT vừa đưa ra đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận với những câu hỏi lớn về cái gọi là 'bài thi tổng hợp' và 'đánh giá năng lực'.
Hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM nhận định: “Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức như năm nay có thể đánh giá chung là tốt. Vì vậy thay vì tiếp tục đổi mới Bộ nên tiếp tục duy trì kỳ thi này. Nếu có điều chỉnh chỉ nên tăng cường sự tham gia của các trường ĐH lớn trong công tác tổ chức thi, hạn chế trường ĐH địa phương chủ trì cụm thi. Đồng thời điều chỉnh quy trình xét tuyển phù hợp hơn”.
Còn tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng dự thảo phương án thi và tuyển sinh của Bộ có nhiều mặt tích cực như: rút ngắn thời gian thi, tổ chức thi sớm hơn… Về phương án tuyển sinh, tiến sĩ Thông cho biết các trường ĐH có thể chủ động lựa chọn phương án tuyển sinh phù hợp với trường mình hoặc kết hợp nhiều tiêu chí. Tuy nhiên, không nên quy định quá chi tiết như xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia phải sử dụng phần mềm chung…
tin liên quan
Không vì phản ứng mà ngại đổi mớiNhân dịp năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ (ảnh) đã có cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn xung quanh những vấn đề “nóng” của giáo dục hiện nay.
Bình luận (0)