Tờ The Hill ngày 21.4 đưa tin một nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden dừng gửi viện trợ "một cách không kiềm chế" đến Ukraine. Nhóm gồm 19 nghị sĩ lưỡng viện gửi thư đến ông chủ Nhà Trắng, bày tỏ lo ngại về hành động của Mỹ, sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự từ hơn một năm trước "làm đảo ngược nhiều thập niên hòa bình" ở châu Âu.
Xem nhanh: Ngày 421 chiến dịch, Nga nói bao vây quân phòng thủ Bakhmut; tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương từ chức
"Chúng tôi lo ngại sâu sắc rằng quỹ đạo viện trợ của Mỹ cho Ukraine có nguy cơ leo thang hơn nữa và thiếu sự minh bạch chiến lược cần thiết", theo lá thư. Ngoài ra, các nghị sĩ cho rằng Washington nên ưu tiên nhiều nỗ lực ngoại giao hơn nữa nhằm vận động thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine. Trước đó hôm 19.4, Lầu Năm Góc công bố sẽ viện trợ quân sự cho Ukraine thêm 325 triệu USD, nâng tổng viện trợ quân sự của Mỹ cho nước này lên gần 36 tỉ USD kể từ đầu chiến sự.
Ở một góc độ khác, các tư lệnh quân đội Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khẳng định công việc của họ không bị suy giảm bởi sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine. Họ chỉ trích những thành viên Cộng hòa vốn cho rằng Mỹ không thể đồng thời xử lý các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc.
Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương John Aquilino và Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc Paul LaCamera khẳng định lực lượng của mình không bị ảnh hưởng sau hơn một năm Mỹ gửi vũ khí đến Ukraine.
Ukraine yêu cầu phương Tây cấp tên lửa phòng không giữa đồn đoán thiếu hụt
"Mỹ là lực lượng toàn cầu duy nhất đủ năng lực kiểm soát nhiều mối đe dọa", ông Aquino cho biết. Phát biểu tại cuộc họp của Nhóm Liên lạc quốc phòng Ukraine diễn ra tại Đức ngày 21.4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Washington và các đồng minh sẽ thảo luận việc cung cấp thêm đạn dược và năng lực phòng không cho Ukraine.
Trong một diễn biến khác liên quan viện trợ Ukraine, Hãng TASS ngày 21.4 dẫn lời Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết nước này từ chối cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine.
Mỹ, Pháp thỏa thuận thúc đẩy Trung Quốc
Hãng AFP ngày 21.4 đưa tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đồng ý về tầm quan trọng của việc tiếp tục thúc đẩy Trung Quốc giúp chấm dứt chiến sự tại Ukraine. Trong thông cáo đưa ra sau cuộc điện đàm giữa 2 nhà lãnh đạo, Phủ Tổng thống Pháp cho hay ông Macron đã thông báo với ông Biden về "kết quả đạt được" trong chuyến thăm Bắc Kinh và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 7.4. Theo thông cáo, Trung Quốc có vai trò trong việc đóng góp về trung hạn nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine, theo các nguyên tắc và mục tiêu của Hiến chương LHQ. Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Macron còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc châu Âu tiếp tục tự tái trang bị, vì trách nhiệm chia sẻ gánh nặng an ninh xuyên Đại Tây Dương.
"Quan điểm của chính phủ hiện nay là chúng sẽ không được sử dụng trong chiến tranh. Chúng sẽ không được gửi đến Ukraine hay Nga", ông trả lời phóng viên TASS sau khi hội đàm với Tổng thống Biden tại Nhà Trắng ngày 20.4, liên quan số trực thăng do Nga sản xuất và được mua bởi chính quyền Colombia tiền nhiệm.
Lính Ukraine phải gọi FaceTime sĩ quan phương Tây để học cách dùng vũ khí?
Cũng tại châu Mỹ Latin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đang công du đến các nước Brazil, Cuba, Nicaragua và Venezuela nhằm tìm kiếm sự ủng hộ, cũng như tăng cường mối quan hệ chính trị, kinh tế. Về phía Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi Mexico hỗ trợ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với các nước châu Mỹ Latin nhằm chấm dứt chiến dịch của Nga.
Bình luận (0)