• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều doanh nghiệp Nga chịu lệnh trừng phạt muốn chính phủ hỗ trợ 1,6 tỉ USD

Thu Thảo
nguyen.thuthao1188@gmail.com
21/04/2018 18:33 GMT+7

Các công ty Nga bị tác động bởi lệnh trừng phạt mới nhất từ Mỹ vừa đề nghị chính phủ hỗ trợ 100 tỉ rúp Nga, tương đương 1,6 tỉ USD, theo quan chức tài chính hàng đầu Nga.

Bloomberg cho hay chính phủ Nga đang lập một bộ phận trong Bộ Tài chính để liên lạc với các doanh nghiệp chịu lệnh trừng phạt, nghiên cứu các khó khăn của họ và soạn thảo đề xuất chính phủ.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết một trong các bước đi tiềm năng, bên cạnh việc cung cấp thêm thanh khoản, sẽ là “quốc hữu hóa tạm thời” với “mức giá tượng trưng” để hỗ trợ nhân viên công ty. Tuy nhiên, hãng nhôm United Co. Rusal không nằm trong danh sách quốc hữu hóa. Ông Siluanov cũng loại trừ khả năng nhà nước mua nhôm hoặc bơm thêm vốn cho hãng.
Hôm 6.4, Mỹ trừng phạt nhiều nhà đầu tư và công ty Nga có liên hệ mật thiết với chính phủ, khiến các hãng này mất hàng tỉ USD vì cổ phiếu lao dốc. Trong số các doanh nghiệp mất tiền có Rusal và EN+ Group. Ngoài ra, rúp Nga và nợ Nga cũng giảm giá và bị bán tháo. Giới chức hiện hạn chế tác động của lệnh trừng phạt lên nền kinh tế khi nó đã và đang đe dọa việc làm và tăng trưởng của doanh nghiệp.
Trong số những người bị Mỹ trừng phạt có ông Oleg Deripaska, chủ sở hữu hãng Rusal, nhà sản xuất nhôm lớn nhất ngoài Trung Quốc và ông Viktor Vekselberg cùng hãng Renova Group.
Ngân hàng tư nhân hàng đầu Nga và đang được quốc hữu hóa Promsvyazbank có thể đóng vai trò cung cấp thanh khoản cho các hãng bị trừng phạt, ông Siluanov cho hay. Bộ trưởng Tài chính Nga đang ở Washington (Mỹ) để dự cuộc họp mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chính phủ Nga cũng có thể giúp bằng cách mua sản phẩm của các doanh nghiệp, chẳng hạn như xe buýt.
Giới làm luật Nga đang soạn thảo các đề xuất cho phép nước này hạn chế nhập khẩu từ Mỹ và các nước khác. Hiện chưa rõ dự thảo này có thành luật hay không, song ông Siluanov cho biết Nga không quan tâm đến một cuộc chiến trừng phạt “ăn miếng trả miếng”, chỉ tự vệ và bảo vệ nền kinh tế.
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.