Trái gió trở trời, sữa cơ xương khớp "lên đời"
Thời tiết trở lạnh cũng là lúc các cơn đau cơ xương khớp ập đến vì lúc này các đầu dây thần kinh trở nên nhạy cảm, khả năng cảm nhận các cơn đau nhức cũng rõ ràng hơn. Tình trạng này không chỉ gặp ở người lớn tuổi, người bệnh thoái hóa khớp lâu năm mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở nhóm người trẻ, khiến khả năng vận động bị hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Do đó, việc bổ sung dưỡng chất, giúp hệ xương khớp thêm chắc khỏe thông qua các sản phẩm dinh dưỡng như sữa là nhu cầu thiết yếu mùa cuối năm.
Là một người kinh doanh mặt hàng sữa bột cơ xương khớp nhiều năm nay, chị Ngọc Anh (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết các tháng cuối năm, loại sữa này bán rất chạy do nhiều người có nhu cầu tăng cường dinh dưỡng lúc "trái gió trở trời".
"Một tháng trở lại đây trời bắt đầu lạnh, đơn hàng sữa cơ xương khớp của mình gần như tăng gấp đôi. Người mua không chỉ có các cô chú lớn tuổi mà còn có cả người trẻ tuổi hoặc con cháu mua cho ông bà, cha mẹ", chị Ngọc Anh chia sẻ.
Ma trận "sữa cỏ" gây hoang mang người tiêu dùng
Rộ lên nhanh như cỏ dại trong thời gian gần đây, cái tên "sữa cỏ" đang gây hoang mang cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng.
"Sữa cỏ" được nhập nguyên liệu từ nước ngoài, gia công tại Việt Nam và được bày bán trên các kệ hàng tạp hóa hay rao bán chỉ sau 2 tuần xin giấy phép kinh doanh. Xét về thành phần, nguồn gốc, bột sữa của một hộp "sữa cỏ" được nhập khẩu không rõ nguồn gốc, chất lượng chưa qua kiểm định, thông tin về nhãn mác hay thương hiệu gần như không có hoặc rất khó để tìm thấy trên thị trường.
Các dòng sữa này thường được quảng bá trên mạng xã hội hoặc qua tên tuổi của người nổi tiếng, TikToker với cam kết tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.
Từ cuối năm 2022 đến nay, thị trường sữa bột đã ghi nhận nhiều cơ sở bị khởi tố hình sự do sản xuất sữa bột kém chất lượng. Tiêu biểu là vụ việc chất lượng sữa của một công ty sữa tại Hà Nội chỉ đạt dưới 70% mức chất lượng công bố, có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Trước đó, 5.316 hộp sữa bột Omega 369 Q10 Alaska giả do một doanh nghiệp tại Đắk Nông sản xuất cũng đã bị cơ quan chức năng tiêu hủy.
"Sữa cỏ" tùy vào các thành phần làm giả và độ an toàn vệ sinh của quy trình sản xuất sẽ có mức độ nguy hại khác nhau, nhẹ thì có thể gây đau bụng, buồn nôn, nặng hơn có thể gây tiêu chảy, ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Tuy nhiên, các quảng cáo sữa tràn lan thị trường đang gây hoang mang, rối bời cho người tiêu dùng, khiến họ không biết đâu mới là sữa chất lượng. Anh Công Đỗ (quận 3, TPHCM) cho biết: "Lúc mới lên mạng tìm mua sữa cho mẹ, tôi hoang mang lắm vì quá nhiều loại, giấy kiểm định thì lại na ná nhau, người tiêu dùng không nắm rõ như mình khó mà phân biệt được thật giả, càng không biết chất lượng có như cam kết không. Chỉ sợ uống xong xương chưa khỏe đã rước thêm bệnh vào người".
Làm sao để tránh "tiền mất, tật mang" khi mua sữa?
Giới chuyên gia khuyến cáo, trong "ma trận" của thị trường sữa bột cơ xương khớp hiện nay, người tiêu dùng cần cẩn trọng tìm hiểu nguồn gốc, chất lượng sản phẩm trước khi mua. Người mua cần chọn những thương hiệu lớn, có uy tín lâu năm trên thị trường, tránh sản phẩm không nguồn gốc, không nhãn mác.
Bên cạnh đó, để đảm bảo cung cấp đúng dưỡng chất cho cơ xương khớp, người tiêu dùng nên ưu tiên chọn sản phẩm chứa hoạt chất phù hợp. Trong đó có thể kể đến hoạt chất MFGM - một loại màng cầu chất béo sữa, có thành phần tương tự như trong cấu tạo khớp của cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cơ. Ngoài ra, người dùng có thể cân nhắc những lựa chọn bổ sung dinh dưỡng thông qua các dòng sản phẩm sữa uy tín chứa nhiều thành phần có lợi như đạm, magie, vitamin D, vitamin B cho cơ khỏe, canxi cho xương chắc, collagen & vitamin C cho khớp linh hoạt.
Bình luận (0)