TNO

Nhiều người Trung Quốc tin sẽ đánh thắng Mỹ ở Biển Đông, biển Hoa Đông (?)

14/03/2015 17:43 GMT+7

(Tin Nóng) Theo kết quả một cuộc khảo sát do Trung tâm Perth USAsia (Úc) tiến hành tại Trung Quốc, có hơn 70% người được hỏi ý kiến cho rằng quân đội Trung Quốc đủ sức đánh thắng cuộc chiến có Mỹ can dự ở Biển Đông, biển Hoa Đông (?).

(Tin Nóng) Theo kết quả một cuộc khảo sát do Trung tâm Perth USAsia (Úc) tiến hành tại Trung Quốc, có hơn 70% người được hỏi ý kiến cho rằng quân đội Trung Quốc đủ sức đánh thắng cuộc chiến có Mỹ can dự ở Biển Đông, biển Hoa Đông (?).


Hải quân và các lực lượng khác của Trung Quốc ngày càng gia tăng sự hiện diện trên Biển Đông, biển Hoa Đông trong các tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng - Ảnh: Reuters

Trang tin IBT ngày 13.3 dẫn thông tin từ Trung tâm Perth USAsia về cuộc khảo sát trên 1.400 người Trung Quốc cho biết khi được hỏi về căng thẳng lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông, có 87% người được hỏi nói rằng quân đội Trung Quốc đã được vũ trang đủ sức chiếm lấy quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông đang do Nhật Bản kiểm soát, 86% cho rằng quân đội Trung Quốc đủ sức chiếm các đảo và bãi đá tranh chấp ở Biển Đông.

Khi được hỏi về triển vọng quân đội Mỹ can thiệp vào xung đột ở Biển Đông và biển Hoa Đông để ủng hộ đồng minh như Nhật Bản, Philippines, số ý kiến tin quân đội Trung Quốc vẫn đủ sức đánh thắng có giảm xuống với tỉ lệ  74% thắng ở biển Hoa Đông và 73% thắng ở Biển Đông.

Tuy nhiên đa số ý kiến thăm dò đều không ủng hộ việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Có 55,5% ý kiến cho rằng việc dùng vũ lực quân sự chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không phải là lợi ích quốc gia của Trung Quốc, và 54% cho rằng dùng quân đội đánh chiếm các đảo ở Biển Đông cũng không phải là lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Khảo sát này do Trung tâm Perth USAsia thực hiện hồi tháng 3.2013, giao 1 công ty Trung Quốc tiến hành, phỏng vấn bằng điện thoại với 1.413 người ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Trường Sa và Thành Đô. Kết quả khảo sát được hoàn chỉnh và xử lý cuối năm 2014. Phần đầu của khảo sát được công bố là ý kiến người được hỏi về tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

 
Tàu HQ-011 Đinh Tiên Hoàng trong lần thực hiện tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam và chuyển hướng đi sát đá Gạc Ma phía trước (bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ 14.3.1988) - Ảnh: Mai Thanh Hải


Phối cảnh Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại bán đảo Cam Ranh - Ảnh: Tổng Liên đoàn lao động VN cung cấp

 
Đá Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1988. Sau khi cải tạo đất và xây dựng trong năm 2014, đến đầu năm 2015 Gạc Ma đã thành đảo nhân tạo rộng lớn, có cả sân bay trực thăng - Ảnh: CSIS/IHS Jane’s

Trung tâm Perth USAsia là sáng kiến thành lập bởi Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ (US Studies Centre), Hiệp hội Mỹ - Úc, và Đại học Western Australia.

Đáng lưu ý, cuộc khảo sát này đưa ra 9 vấn đề đáng quan tâm tại Trung Quốc thì vấn đề tranh chấp lãnh thổ nói trên lại xếp vị trí thứ 6 trong thứ tự quan tâm nhất. Dẫn đầu là vấn đề tham nhũng (chiếm 84,3%), kế đến là khoảng cách giàu - nghèo (79,7%), an toàn thực phẩm và dược phẩm (71,9%), các vấn đề xã hội và đạo đức (53,1%), ô nhiễm môi trường (52,9%) và tranh chấp lãnh thổ (51,2%). Vấn đề thống nhất Đài Loan chỉ chiếm 22% ý kiến quan tâm.


Bản đồ điểm nóng căng thẳng trên biển Hoa Đông và Biển Đông, từ yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc đối với Biển Đông, Hoa Đông như đơn phương đưa ra đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) chiếm trọn Biển Đông bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam - Nguồn: Trung tâm Perth USAsia

 
Sẵn sàng bảo vệ biển đảo - Ảnh: Duy Khánh

Anh Sơn

>> Trung Quốc khó thắng ở Biển Đông và biển Hoa Đông
>> Mỹ bố trí 29 tàu chiến giám sát Trung Quốc ở Biển Đông ?
>> Mỹ đề nghị hải quân Ấn Độ tăng cường hiện diện ở Biển Đông
>> Nhật Bản tuyên bố xem xét bay tuần tra ở Biển Đông
>> Hãng tin Bloomberg: Biển Đông là điểm nóng thế giới năm 2015
>> Cách thức Trung Quốc đánh cắp Biển Đông làm của riêng
>> Tàu ngầm Đà Nẵng về Việt Nam quý 2.2015

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.