Nhiều phát hiện quan trọng tại di tích thành Chas

14/12/2015 06:05 GMT+7

Ngày 13.12, TS Lại Văn Tới, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh thành, cho biết sau hơn 1 tháng khai quật tại di tích thành Chas (ở thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, TX.An Nhơn, Bình Định), các nhà khoa học đã phát hiện 3 lớp kiến trúc chồng lên nhau.

Ngày 13.12, TS Lại Văn Tới, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh thành, cho biết sau hơn 1 tháng khai quật tại di tích thành Chas (ở thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, TX.An Nhơn, Bình Định), các nhà khoa học đã phát hiện 3 lớp kiến trúc chồng lên nhau.

Phát hiện nhiều lớp kiến trúc khi khai quật thành Chas - Ảnh: Hoàng TrọngPhát hiện nhiều lớp kiến trúc khi khai quật thành Chas - Ảnh: Hoàng Trọng
Lớp kiến trúc thứ nhất ở độ sâu 1,2 m so với mặt hố khai quật, xuất lộ nền móng, tường bao kiên cố với những viên gạch Champa còn nguyên vẹn, ngói âm dương có đầu bao hình mặt hề... được xác định là khu đền thờ. Lớp kiến trúc thứ 2 có một lớp gia cố nền móng rời rạc, tận dụng những viên gạch không còn nguyên vẹn để xây tường. Lớp trên cùng có tư duy ảnh hưởng kiến trúc của người Việt với 7 hố hình vuông nằm theo vòng tròn. Lớp kiến trúc thứ 2 và thứ 3 vẫn chưa thể xác định được chức năng.
Qua khai quật còn thu được rất nhiều hiện vật gốm, vật trang trí, ngói lợp âm dương có phong cách Trà Kiệu và ngói ống có phong cách Phú Yên, nên việc xác định thành Chas có từ trước thế kỷ thứ 10 là chính xác, thậm chí có thể đưa ra giả thuyết là thành Chas có từ thế kỷ thứ 5.
Thành Chas là một trong 4 thành cổ do người Champa để lại ở Bình Định nhưng không thấy thư tịch cổ của VN nhắc đến, ngoài sách Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn. Theo truyền thuyết, thành Chas là trung tâm chính trị, quân sự của châu Vijaya thuộc Vương quốc Champa và sau đó là kinh đô tạm thời trong thời kỳ vương quốc này dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định từ cuối thế kỷ 10 đầu 11. Thành cổ này được Bộ VH-TT-DL xếp hạng di tích quốc gia vào năm 2003.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.