Nhiều thí sinh đậu thành rớt: Giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi thí sinh

26/10/2015 18:28 GMT+7

(TNO) Nhiều trường hợp thí sinh đậu thành rớt sau khi nhập học do xác định sai khu vực ưu tiên đã diễn ra tại nhiều trường như: ĐH Huế, ĐH Quy Nhơn, ĐH Đà Nẵng và gần đây nhất là trường hợp của thí sinh ở An Giang dự thi vào Trường ĐH Luật TP.HCM.

(TNO) Nhiều trường hợp thí sinh đậu thành rớt sau khi nhập học do xác định sai khu vực ưu tiên đã diễn ra tại nhiều trường như: ĐH Huế, ĐH Quy Nhơn, ĐH Đà Nẵng và gần đây nhất là trường hợp của thí sinh ở An Giang dự thi vào Trường ĐH Luật TP.HCM.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Ảnh: Quý HiênBà Nguyễn Thị Kim Phụng - Ảnh: Quý Hiên
Trao đổi với Thanh Niên Online xung quanh vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, cho biết: Cơ chế hậu kiểm là một quy định bắt buộc trong quy chế tuyển sinh từ trước đến nay, theo đó khi thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học, các cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm với hồ sơ của thí sinh. Nếu trường hợp nào hồ sơ của các em còn thiếu, dẫn đến kết quả các em không đủ điều kiện trúng tuyển, nhà trường sẽ từ chối nhận thí sinh, cho đến khi các em bổ sung được các điều kiện còn thiếu trong hồ sơ. Đây là vấn đề không chỉ của năm nay mà năm nào cũng có. Trước đây còn có trường hợp thí sinh xin cam kết để được “nợ” việc bổ sung hồ sơ (liên quan tới việc khai đối tượng ưu tiên, vì nếu muốn được hưởng điểm ưu tiên của đối tượng ưu tiên thì người học phải nộp các giấy tờ liên quan để chứng minh - PV), nhưng rồi hết học kỳ này sang học kỳ khác các em vẫn không chứng minh được mình thuộc diện đối tượng ưu tiên ấy, nhà trường buộc phải đề nghị các em thôi học.
Năm nay, cũng có nhiều trường thắc mắc, hoặc gửi công văn xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về việc có những trường hợp thông tin trong hồ sơ của thí sinh sai lệch với thực tế, dẫn đến hệ quả các em không đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành (hoặc vào trường). Đối với những trường hợp như vậy, chúng tôi đều có hướng dẫn các trường giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi hợp lý cho thí sinh.
Nếu thí sinh có lỗi, chẳng hạn như hiểu sai các quy định, thì các em phải chịu thiệt. Trong trường hợp các em đã nhập học thì nhà trường sẽ phải trả lại học phí cho các em, còn phía các em thì phải chấp nhận rủi ro về thời gian và cơ hội.
Còn trường hợp do các em được cơ sở giáo dục hoặc cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương hướng dẫn ghi sai khiến các em tưởng nhầm mình thuộc đối tượng hoặc khu vực đó, trong khi thực tế (căn cứ vào các văn bản pháp quy) không như vậy, dẫn đến hậu quả các em bị thiệt, thì chúng tôi chỉ đạo các cơ quan liên quan giải quyết làm sao để đảm bảo quyền lợi các em ở mức tốt nhất. Ví dụ như có thể trả kết quả thực về cho các em. Căn cứ vào kết quả thực đó, nếu trường có ngành khác lấy điểm chuẩn thấp hơn, và các em có nguyện vọng tiếp tục theo học trường đó với ngành khác, thì chúng tôi đề nghị các trường nhận các em. Trường hợp do trường đó không còn ngành nào có điểm chuẩn thấp hơn, vì thế mà các em không thể vào được ngành nào nữa, chúng tôi sẽ thảo luận với các trường để họ nhận các em (nếu các em chấp nhận phương án xử lý này). Trong thực tế thời gian qua, đa số các trường đã đồng ý nhận bổ sung các em vào học, tránh thiệt thòi cho các em.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.