Học nửa học kỳ mới biết không trúng tuyển ngành đang học

20/10/2015 15:49 GMT+7

(TNO) Ngày 20.10, nhiều thí sinh khi đang là sinh viên năm nhất của các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng như: ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Sư phạm Đà Nẵng... hoảng hốt khi biết mình ở trong danh sách thí sinh không trúng tuyển vào chuyên ngành hiện đang học.

(TNO) Ngày 20.10, nhiều thí sinh khi đang là sinh viên năm nhất của các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng như: ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Sư phạm Đà Nẵng... hoảng hốt khi biết mình ở trong danh sách thí sinh không trúng tuyển vào chuyên ngành hiện đang học.

Một số thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển mà không hiểu rõ quy chế về đối tượng ưu tiên, nên đến khi học đã nửa học kỳ, mới phát hiện mình không đậuMột số thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển mà không hiểu rõ quy chế về đối tượng ưu tiên, nên đến khi học đã nửa học kỳ, mới phát hiện mình không đậu
Theo TS Trần Đình Khôi Quốc, Trưởng ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, toàn bộ những thí sinh gặp phải sự cố trên đều do sai sót trong quá trình khai đối tượng ưu tiên. Nhiều thí sinh do không đọc rõ quy chế, hoặc trong quá trình làm hồ sơ được giáo viên hướng dẫn sai nên kê khai nhầm lẫn đối tượng ưu tiên 06 (đối tượng có cha mẹ có công cách mạng) và 01 (đối tượng dân tộc thiểu số).
Vì vậy, sau khi nhập học, các trường ĐH thành viên của ĐH Đà Nẵng đã rà soát lại hồ sơ và phát hiện ra sai sót này, gửi về ĐH Đà Nẵng để điều chỉnh lại kết quả thi. Và với sai sót này, nhiều thí sinh không được cộng 1 điểm ưu tiên nên điểm đậu thành rớt. Do đó, nhiều thí sinh đang đậu trở thành rớt ra khỏi chuyên ngành mình đang theo học.
“Trước thời điểm nhập học, nhiều thí sinh đã tự mang hồ sơ đến ĐH Đà Nẵng để xin điều chỉnh lại đối tượng ưu tiên. Nhưng có nhiều thí sinh lại không phát hiện ra sai sót của mình nên mới dẫn đến trường hợp vào học rồi mới bị phát hiện. Hầu hết các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng đều có từ 15 đến 30 trường hợp như vậy, tùy trường”, TS Trần Đình Khôi Quốc cho hay.
Về cách giải quyết, theo TS Quốc, hiện nay hệ thống của Bộ GD-ĐT đã khóa, nên phía ĐH Đà Nẵng đã linh động giải quyết cho thí sinh theo các hướng có lợi cho thí sinh. Cụ thể là: cho thí sinh điều chỉnh các nguyện vọng đã chọn sau nguyện vọng trúng tuyển vào các trường mà thí sinh đó đang theo học; nếu không trúng tuyển vào trường thì sẽ chuyển sang ngành của trường thành viên khác của ĐH Đà Nẵng.
“Nếu cả 4 nguyện vọng thí sinh đều không đậu thì sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho thí sinh chọn thêm một ngành khác. Hiện hầu hết các thí sinh dù rớt khỏi ngành đang đào tạo, nhưng vẫn trúng tuyển vào ngành khác bậc ĐH. Đến hiện nay chỉ có một trường hợp thí sinh rớt khỏi ngành đang theo học ở ĐH Bách khoa, đủ điểm để vào một ngành khác cũng của ĐH Bách khoa, nhưng vẫn có nguyện vọng xuống học cao đẳng cho đúng chuyên ngành. Trường hợp này ĐH Đà Nẵng đã xử lý sớm theo đúng nguyện vọng của thí sinh”, TS Quốc cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.