>> Thương lái Trung Quốc tranh mua khóm
>> Đề nghị trục xuất người Trung Quốc “đóng bè” trên vịnh Cam Ranh
>> Thương lái Trung Quốc mua cua quỵt nợ
>> Thương lái Trung Quốc đổ xô mua gốc ngâu
Một tàu... vẫn tung hoành
Ông Hoàng Đình Yên, Cục phó Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết, đến thời điểm này cơ quan hữu trách Việt Nam mới chỉ cấp phép cho 2 tàu của TQ được vào vùng biển của VN để vận chuyển thủy sản thu mua từ VN. Tuy nhiên, giấy phép của một tàu đã hết hạn và không được gia hạn thêm nên hiện chỉ còn tàu Việt Điện Bạch đang thực hiện việc này.
|
Dù chỉ còn 1 nhưng con tàu Việt Điện Bạch 8366 vẫn ngang dọc khắp nhiều vùng biển nước ta. Theo thống kê của Đồn biên phòng (BP) cửa khẩu Vũng Rô (Bộ đội BP Phú Yên), từ năm 2007 đến nay con tàu trên đã có 39 lần với khoảng 314 lượt thuyền viên ra vào Vũng Rô cung cấp giống và thu mua hải sản. Đã có 643 tấn cá tại Vũng Rô xuất đi nước ngoài bằng đường biển qua tàu này. Đáng nói, chúng ta hầu như không thu được đồng thuế nào từ việc xuất đi lượng thủy hải sản này.
|
Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội BP tỉnh Phú Yên, cho biết: “Tàu TQ thu mua cá ở Vũng Rô là có giấy phép của Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN-PTNT). Tàu này mỗi khi vào thu mua ở Vũng Rô đều trình báo. Do thuế thủy sản 0% nên họ cứ thu mua thoải mái rồi báo cáo lỗ nên ta không được đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào”.
Đó là mới chỉ tính lượng thu mua ở Vũng Rô, nếu tính lượng thủy, hải sản mà Việt Điện Bạch thu mua trên các vùng biển khác của ta, số tiền ngân sách thất thu là rất lớn.
Chưa có thương lái TQ nào được cấp phép
Không chỉ dưới biển, thương lái TQ còn "đổ bộ" lên rừng, ngang dọc khắp nơi mua từ ớt, tiêu, dừa, cho tới gạo, cà phê, điều... Ở đâu họ cũng dùng "chiêu" mua giá cao, thống lĩnh thị trường rồi ép giá khiến người dân điêu đứng, thậm chí phá sản. Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, theo quy định, với những thương nhân không hiện diện thương mại tại VN được đăng ký thực hiện quyền xuất khẩu theo cam kết phải được Bộ Công thương cấp phép và không được trực tiếp thu mua mà phải thu mua qua thương nhân VN.
Đáng chú ý, hiện tại chưa có thương nhân nước ngoài hay thương lái TQ nào đăng ký và Bộ Công thương cũng chưa cấp phép cho thương nhân nào thuộc diện này. Nhưng trên thực tế, rất nhiều thương lái TQ vào VN dưới đường du lịch, hoạt động thương mại trái phép, mượn danh nghĩa của người VN để thu mua trái phép. Đơn cử như với mặt hàng dừa ở Bến Tre, theo thống kê, mỗi năm có khoảng 1/4 sản lượng dừa khô Bến Tre được xuất sang TQ, khoảng 80 - 90% sản lượng thạch dừa thô và phần lớn các mặt hàng chỉ xơ dừa, than gáo dừa được thương lái nước này thu mua.
|
Các thương nhân TQ tham gia trực tiếp vào quá trình thu mua các mặt hàng dừa khô và một số mặt hàng chế biến từ dừa như thạch dừa, chỉ xơ dừa, than gáo dừa. Để có thể trực tiếp tham gia vào quá trình thu mua, mà thực chất là đứng ra tổ chức quá trình này, thương lái TQ thông qua một số doanh nghiệp tại chỗ. Các doanh nghiệp này ký kết hợp đồng giao hàng cho đối tác nhưng lại “tiếp tay”, tạo điều kiện cho đối tác trực tiếp tham gia vào việc tuyển chọn hàng, cũng như định giá.
Theo ông Nguyễn Văn Đắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre, thực chất, nhiều chủ cơ sở thu mua của tỉnh chỉ hưởng hoa hồng trên sản phẩm, còn lại đều do thương lái TQ định đoạt. Để hợp pháp hóa việc này, một số thương lái TQ móc nối với người trong nước đứng ra đăng ký kinh doanh.
Đây cũng là cách họ áp dụng để thu mua nông sản, thủy hải sản ở thị trường trong nước.
Cần quy hoạch tổng thể vùng nuôi, trồng
Ông Võ Văn Quyền cho rằng, cần siết lại hoạt động quản lý lưu trú đối với người nước ngoài tại các địa phương, thông qua việc liên thông giữa các lực lượng chức năng để kiểm tra, kiểm soát. Mặt khác, về lâu dài, các hội ngành nghề phải tăng cường thông tin chia sẻ rủi ro. Bộ Công thương cũng đã yêu cầu các sở địa phương phải có đường dây nóng, khi có người nước ngoài vào thu mua nông sản, thì người dân phải nhanh chóng phản ảnh để kiểm tra và xử lý, tránh bị lừa đảo.
Nhưng muốn giải quyết tận gốc vấn đề, điều quan trọng nhất là phải có một quy hoạch tổng thể về nuôi, trồng song song với việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến nông sản thật mạnh. Bởi trên thực tế, văn hóa "trồng- chặt" hay lao theo xu hướng thị trường là do ngành nông nghiệp của chúng ta vẫn còn manh mún, rời rạc, lại thiếu các nhà máy chế biến nằm trong vùng nguyên liệu. Nên mỗi khi được mùa, lại rớt giá vì thị trường ứ hàng, nông dân phải bán tống, bán tháo. Nếu có các nhà máy chế biến nằm trong vùng nguyên liệu, bên cạnh bán thô, hệ thống nhà máy này sẽ thu mua nông sản, thực phẩm để chế biến, vừa tạo giá trị gia tăng cao cho người dân, vừa tránh tình trạng rớt giá, cũng không còn phụ thuộc vào một đầu ra là thương lái TQ như hiện nay.
Quy hoạch các vùng nuôi - trồng và xây dựng hệ thống nhà máy chế biến là chiến lược không thể thiếu của nước hàng đầu thế giới về nông sản như VN chứ không chỉ đối phó với các thương lái TQ.
Nhóm PV Kinh tế
Bình luận (0)