Xe

Nhịp cầu Ghềnh nặng 500 tấn khó có ‘đường’ vào… bảo tàng

31/03/2016 11:59 GMT+7

Có ý kiến băn khoăn về việc đưa nhịp cầu Ghềnh (mỗi nhịp dài 100m, nặng 500 tấn) - biểu tượng văn hóa của người dân Biên Hòa - Đồng Nai vào bảo tàng vì lo ngại sự cố trong quá trình vận chuyển.

Có ý kiến băn khoăn về việc đưa nhịp cầu Ghềnh (mỗi nhịp dài 100m, nặng 500 tấn) - biểu tượng văn hóa của người dân Biên Hòa - Đồng Nai vào bảo tàng vì lo ngại sự cố trong quá trình vận chuyển.

Không ít người dân Biên Hòa - Đồng Nai tiếc nuối cây cầu trăm tuổi bị sà lan tông đổ 2 nhịp cầu Ghềnh từng đi vào nhạc họa, thơ văn - Ảnh: Xuân ĐứcKhông ít người dân Biên Hòa - Đồng Nai tiếc nuối cây cầu trăm tuổi bị sà lan tông đổ 2 nhịp cầu Ghềnh từng đi vào nhạc họa, thơ văn - Ảnh: Xuân Đức
Có ý kiến băn khoăn về việc có nên đưa nhịp cầu Ghềnh (mỗi nhịp dài 100m, nặng 500 tấn) - biểu tượng văn hóa của người dân Biên Hòa - Đồng Nai vào bảo tàng vì lo ngại xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển.
Ông Nguyễn Phú Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng, cần cân nhắc phương án đưa nhịp cầu Ghềnh vào bảo tàng do nhịp cầu quá nặng (nặng 500 tấn), lại cồng kềnh (mỗi nhịp dài 100m), nên việc vận chuyển vào bảo tàng rất khó khăn, không đảm bảo an toàn.
Theo ông Cường, có nhiều cách để giữ lại biểu tượng cầu Ghềnh trong lòng người dân Biên Hòa, Đồng Nai chứ không nhất thiết phải đưa vào bảo tàng.
Ông Nguyễn Phú Cường (người đội mũ tai bèo) có mặt tại hiện trường ngay khi biết tin cầu sập - Ảnh: Xuân Đức
Ông Cường chia sẻ: Cầu Ghềnh không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa mà từ lâu trong tiềm thức của người dân Biên Hòa - Đồng Nai, cây cầu đã trở thành biểu tượng tinh thần, là sự kết nối hài hòa cảnh sắc non nước hữu tình trên sông Đồng Nai. Chính vì lẽ đó mà hình ảnh cầu Ghềnh hiện diện nhiều trong tranh ảnh, thơ ca nhạc họa.
“Tuy nhiên cây cầu này cũng đã già cỗi rồi, trên 100 tuổi. Do vậy phải cân nhắc kỹ phương án đưa nhịp cầu vào bảo tàng. Nếu không đảm bảo an toàn cho cộng đồng dân cư trong quá trình vận chuyển thì theo tôi không nên”, ông Cường nói.
Phải tính kỹ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ. Cầu Ghềnh cũng đã trên trăm tuổi, đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của nó. Đừng vì cái già cỗi đó mà để mất an toàn thêm lần nữa thì không nên

Ông Nguyễn Phú Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Trước đó, tại cuộc họp với Bộ GTVT chiều 29.3, ông Võ Văn Chánh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất Bộ GTVT giữ lại nguyên trạng 2 nhịp cầu Ghềnh chưa bị đổ sập xuống sông theo nguyện vọng của người dân TP.Biên Hòa. Nếu được đồng ý, tỉnh sẽ đưa một nhịp cầu vào bảo tàng vì hình ảnh cầu Ghềnh đã gắn bó quen thuộc, là biểu tượng văn hóa của người dân địa phương.
Ông Nguyễn Phú Cường cho biết thêm, ông không trực tiếp tham dự cuộc họp trên mà “chỉ nghe anh em báo cáo lại”.
Theo ông Cường nếu giữ được nhịp cầu Ghềnh rồi đưa vào Văn miếu Trấn Biên trưng bày cho người dân tham quan thì cũng tốt. Tuy nhiên việc vận chuyển rất phức tạp. Mỗi nhịp cầu dài cả 100m, nặng 500 tấn mà vận chuyển bằng đường bộ thì tải trọng của hệ thống cầu đường bộ ở Đồng Nai không đáp ứng nổi.
“Phải tính kỹ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ. Cầu Ghềnh cũng đã trên trăm tuổi, đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của nó. Đừng vì cái già cỗi đó mà để mất an toàn thêm lần nữa thì không nên”, ông Cường phân tích.
Ông Cường cho rằng nếu không gặp sự cố do sà lan tông sập thì về lâu dài cầu Ghềnh cũng không chịu nổi tải trọng của một đoàn tàu hiện đại đi qua. Cầu Ghềnh không chỉ già nua về tuổi thọ mà móng cầu chỉ được xây bằng đá chứ không phải bê tông cốt thép. Lúc đó nếu có xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. “Bây giờ kinh tế phát triển mà không an toàn thì không được”, ông Cường nhấn mạnh. 
Ngoài việc khắc phục sự cố cầu Ghềnh, ông Cường cho biết tỉnh Đồng Nai cũng đã kiến nghị Bộ GTVT để mắt tới cầu cầu Rạch Cát. Cây cầu này bắc qua sông Cái (một nhánh của sông Đồng Nai, cách cầu Ghềnh 500m) cũng già nua không kém cầu Ghềnh và có tuổi đời trên 100 năm, cũng được thiết kế bởi kỹ sư Eiffel (người Pháp).
Bầu chọn
Theo bạn, có nên đưa nhịp cầu Ghềnh (mỗi nhịp dài 100m, nặng 500 tấn) vào bảo tàng để người dân tham quan không?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.