• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Nhớ Tết xưa mặc áo bông chần

Bích Tuyến
dbtuyen2002@yahoo.com
28/01/2021 10:00 GMT+7

Chứa đựng cả tấm chân tình của người may trên từng nét chỉ đường khâu, áo bông chần là thứ trang phục truyền thống không thể thiếu của người phụ nữ Hà thành vào mỗi dịp tết đến xuân về.

Nét đẹp bình dị
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, khi miền Nam vẫn tràn ngập ánh nắng vàng thì miền Bắc lại luôn phải đón nhận những cơn gió mùa đông bắc lạnh đến thấu xương. Nhớ lại một thời quá khứ khoảng những năm thập niên 60 - 70 trở về trước, thời đó cuộc sống còn nghèo nàn lắm, không phải ai cũng có đủ áo ấm để mặc. Chiếc áo bông đơn sơ, bình dị được xem như một thứ trang phục mơ ước của dân nghèo phố thị. Cho dù cuộc sống có khó khăn, vất vả đến đâu nhưng ai nấy đều cố dành dụm để sắm cho mình, cho người thân tấm áo bông mới diện vào ngày tết. Người nghèo thì mặc áo bông vải hoa, vải chéo. Người giàu sang hơn dùng áo bông vải gấm và cao cấp hơn nữa là áo nhung the sang chảnh màu tiết dê, màu đen hay màu tím và được đính với hàng khuy tết hình con bướm, hoa cúc. Nhưng cho dù là vải gì thì chiếc áo bông vẫn là tấm áo nghệ thuật, mang theo tâm tình gửi gắm vào mỗi nét chỉ đường khâu, ẩn chứa tinh hoa văn hóa mặc của người Hà Nội xưa.
Đã có thời tưởng chừng như chiếc áo bông chần gắn liền với ký ức người Hà Nội xưa đã chìm vào quên lãng, bởi dòng chảy của thời trang đã khiến người ta thay đổi tư duy trong cách ăn mặc để bắt nhịp với xu hướng hiện đại. Hình ảnh chiếc áo bông xưa chỉ còn xuất hiện ở một số rất ít các nhà may lâu đời trên đất Hà thành và làng lụa Vạn Phúc. Những năm gần đây, với tình cảm yêu mến và trân quý những giá trị truyền thống trong văn hóa mặc của người Việt xưa, một số nhà may và nhà thiết kế đã làm sống lại chiếc áo bông chần với diện mạo mới, mang nó đến gần hơn với cuộc sống hiện đại và thế giới thời trang.
Chiếc áo bông xưa được cách tân theo xu hướng mới
Để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người dùng, các nhà may, nhà thiết kế đã cho ra đời đa dạng kiểu áo bông theo nhiều cấp độ từ bình dân đến cao cấp và thậm chí còn là xa xỉ. Tôi tìm đến một nhà may lâu đời trên đất Hà thành, nằm trên con phố cổ Tạ Hiện, Hà Nội. Bà Kim Thanh - người phụ nữ chính gốc người Hà Nội, chủ tiệm may Kim Thanh cho biết, những năm gần đây vào dịp giáp Tết Nguyên đán cửa tiệm của bà nhận được nhiều đơn hàng may đo áo bông, áo dài hơn trước. Khách hàng không chỉ có những người lớn tuổi là các bà, các mẹ đã từng sống qua thời kỳ mà chiếc áo bông chần là trang phục quý giá nhất diện vào ngày tết, mặc khoác bên ngoài tà áo dài truyền thống. Bên cạnh đó, còn có một số phụ nữ trẻ họ cũng thích mặc áo bông xưa nhưng được cách tân theo kiểu trẻ trung, hiện đại hơn. Hơn nửa thế kỷ, tiệm may của bà đã cho ra đời nhiều sản phẩm áo dài, áo bông truyền thống và nay bà lại chuyền nghề cho đời con cháu.
Áo bông xưa gồm 3 lớp: lớp lót, lớp bông ở giữa và lớp vỏ bên ngoài, kiểu dáng cổ điển vuông, ngắn và rộng, xẻ tà hai bên. Ngày nay, để chiếc áo trở nên hiện đại và thời trang hơn mà không làm mất đi hồn cốt của tấm áo truyền thống, những người thợ may của tiệm Kim Thanh đã thay thế lớp ngoài bằng các chất liệu vải hiện đại như tafta, gấm, nhung với nhiều họa tiết, màu sắc bắt mắt hơn. Kiểu dáng dài hơn, thanh thoát hơn với phần chiết eo và phần cổ tàu được thay bằng cổ chữ V. Nhưng để không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của áo bông chần, thì nhất định người thợ phải chần bằng tay tỉ mỉ theo cách truyền thống, phải gửi gắm tâm hồn vào từng đường kim mũi chỉ mới bật lên được nét đẹp của các múi ô vuông, ô quả trám trên bề mặt áo.
Trở thành sản phẩm thời trang xa xỉ
Qua đôi tay và sự sáng tạo của những nhà thiết kế đương đại, chiếc áo bông xưa đã trở thành món đồ xa xỉ và xuất hiện trên các sàn diễn thời trang vài năm gần đây. Đã có một số nhà thiết kế ở Hà Nội làm hồi sinh lại chiếc áo bông chần với diện mạo mới vô cùng tinh tế. Một sự kết hợp hoàn hảo giữa tính truyền thống và hiện đại đem lại vẻ đẹp thời thượng cho chiếc áo bông chần mà không làm mất đi bản sắc.
 
Trong số đó có nhà thiết kế Xuân Thu, chị chia sẻ: “ Tôi muốn làm ra chiếc áo bông thật đẹp, thật cầu kỳ để tôn vinh vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt trong tà áo dài truyền thống cùng chiếc áo bông chần khoác bên ngoài giữ ấm những ngày đầu xuân năm mới. Tôi muốn lan tỏa vẻ đẹp của chiếc áo bông gói cả câu chuyện văn hóa sâu sắc của người Hà Nội đến với thế hệ trẻ trong nước và bạn bè quốc tế. Để khi trời trở gió, cái tết đến gần, người Hà Nội lại tiếp tục đem những chiếc áo bông ra diện...”.
Dưới con mắt của nhà thiết kế, thời trang vốn là sự mới mẻ và chiếc áo bông lại chưa bao giờ cũ. Chiếc áo bông của Xuân Thu được tạo ra từ chất liệu nhung, tơ sống, lụa tự nhiên cao cấp, được khâu tay tỉ mỉ cùng cách pha trộn các mảng sắc màu đậm chất nghệ thuật, tạo nên dấu ấn riêng. Chiếc áo thời trang không chỉ được dùng để kết hợp với áo dài mà còn rất hợp để phối cùng các trang phục khác như chân váy, quần ống suông chất liệu tơ lụa hay váy liền thắt eo...
Trước mùa xuân mới ta chợt nghĩ về một thời quá khứ với hình ảnh chiếc áo bông chần giản dị ủ ấm mùa đông. Và giờ đây chiếc áo bông thời hiện đại sẽ tiếp nối hành trình theo chân những quý bà, quý cô xúng xính trong mùa lễ hội...
Ảnh: Nguyen Galli cc; Người mẫu: Hoa hậu Trúc Diễm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Top
Top