TNO

Nhớ thương chiếc bánh rợm

03/09/2013 09:52 GMT+7

Bây giờ mỗi khi đến mùa lúa chín, đi ngang qua cánh đồng làng nơi miền quê nào đó tôi lại nhớ thương chiếc bánh rợm ngày xưa. Chiếc bánh mà lâu lắm rồi ở phố tôi ít được ăn, thèm lắm mà phải đợi về quê đúng vào mùa gặt nếp.

Bây giờ mỗi khi đến mùa lúa chín, đi ngang qua cánh đồng làng nơi miền quê nào đó tôi lại nhớ thương chiếc bánh rợm ngày xưa. Chiếc bánh mà lâu lắm rồi ở phố tôi ít được ăn, thèm lắm mà phải đợi về quê đúng vào mùa gặt nếp.

>> Dẻo thơm bánh hồng xứ Nẫu
>> Về Quảng Nam tìm ăn bánh đập

Nguyên liệu để làm bánh rợm gồm bột nếp, trong có nhân thịt hay đậu tùy theo sở thích của mỗi người, bên ngoài gói bằng lá chuối xanh. Nghe thì đơn giản thế nhưng khi làm để có một chiếc bánh rợm bóng mượt bên ngoài mà mềm dẻo, ngon thơm bên trong không phải ai cũng làm được.

 Nhớ thương chiếc bánh rợm
Bánh rợm thường làm vào đầu mùa gặt, khi mùi rơm nếp vàng tỏa thơm
khắp đường làng ngõ xóm - Ảnh: Đoàn Xuân

Bánh rợm thường làm vào đầu mùa gặt, khi mùi rơm nếp vàng tỏa thơm khắp đường làng ngõ xóm. Cái tên bánh rợm có lẽ cũng bắt nguồn từ những mùa rơm vàng đầy nắng này. Để làm bánh rợm thì khâu đầu tiên phải là khâu chọn nếp, càng chọn được nếp ngon thì chất lượng bánh càng cao. Nếp mới gặt phơi chừng hai ngày nắng, mang đi xay xát rồi dùng gạo đó mà làm bánh thì tuyệt nhất. Gạo ngon vẫn là nếp Hà Nội hạt to căng tròn, đem ngâm gạo trong nước lã nửa ngày vớt ra trong rá để cho ráo nước.

Ngày xưa khi chưa có máy nghiền như bây giờ, thường phải xay bột trong những cối bằng đá. Cối được làm từ 2 tấm đá đặt chồng lên nhau, ở giữa trũng để gạo có thể loạt qua khe hở xuống dưới. Xoay đều cối, hai khối đá cứ thế nghiền nhỏ những hạt gạo thành bột trắng tinh.

Đổ bột nếp vào trong một cái túi lớn dùng đá ép hết nước trong bột ra ngoài, bột sẽ thành một khối. Nếu muốn nhanh thì ép bột trong tro bếp, chỉ việc dồn tro vào xung quanh túi, tro bếp sẽ hút dần phần nước còn dư lại ra ngoài. Khi bột dồn xuống đáy túi, nghĩa là nước trong bột đã chảy ra ngoài hết, lúc này bột trắng tinh và dẻo thơm.

Nhân bánh thì có thể làm nhân ngọt hay nhân mặn tùy thích. Nhân ngọt thì đậu xanh đãi vỏ, đồ chín, giã nhuyễn trộn chung với đường. Nhân mặn thì cầu kì hơn phải có thịt, mộc nhĩ, hành, tiêu tất cả phải được tẩm ướp trước khi làm bánh.

Lấy một phần bột vừa khéo để có thể vo tròn trong lòng bàn tay, ấn dẹp rồi dàn mỏng, múc một muỗng nhân cho vào giữa, gấp mép lại, tiếp tục lăn nhẹ trên tay để bánh được tròn đều. Lá chuối phải chần qua nước sôi cho dẻo, lau khô cắt thành những miếng lá nhỏ vừa với kích cỡ của bánh. Trước khi gói thì mặt trong của lá nên phết một lớp mỡ, để khi chín bánh không dính vào lá và dễ dàng bóc vỏ hơn. Xếp bánh theo tầng trên mỗi vĩ , hấp trong khoảng nửa giờ là được.

Khi hấp mùi thơm của bánh theo hơi nước lan tỏa trong gió, khiến người nghe muốn thèm được thưởng thức. Bánh lúc chín nhìn phải trong, bóng mềm mượt bên ngoài, dẻo, thơm ngon ngọt bên trong. Ăn thử chiếc bánh rợm, cắn nhẹ nhai kĩ mới thấy tất cả các vị mềm, dẻo, thơm, béo, bùi hòa quyện nơi đầu lưỡi, để rồi không quên được hương vị của loại bánh này.

Đoàn Xuân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.