• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Nhóm nghiên cứu RMIT tìm kiếm đối tác thí điểm công nghệ biến rác thải thời trang thành ruột nệm tại Việt Nam

11/01/2021 19:30 GMT+7

Sau khi chuyển giao thành công công nghệ biến rác thải thời trang trở thành nguyên liệu để nhồi vào các tấm nệm mới cho một công ty sản xuất tại Úc, nhóm nghiên cứu RMIT đang tiến hành tìm kiếm đối tác tiềm năng để thử nghiệm công nghệ này tại Việt Nam.

Tác động môi trường của rác thải thời trang công nghiệp và hậu tiêu thụ có thể được cắt giảm đáng kể nhờ quản lý sản phẩm thời trang và vải vóc theo cách bền vững hơn.

Cách tiếp cận mới -- chú trọng vào việc chuyển đổi mục đích của rác thải và dùng chúng như ruột nệm, chất cách điện hay sợi – có thể thực hiện trên diện rộng nhờ một kỹ thuật mới đã được kiểm chứng do một nhóm nghiên cứu viên từ Đại học RMIT ở Việt Nam và Úc phát triển.

Giảng viên khoa Kinh doanh và Quản trị, đồng thời là thành viên của nhóm nghiên cứu -Tiến sĩ Majo George xác nhận rằng công nghệ của nhóm đã được phát triển hoàn thiện và chuyển giao thành công cho một công ty sản xuất ở Úc. Đơn vị này dùng hỗn hợp sợi từ quần áo tái chế để nhồi vào các tấm nệm mới.

Tiến sĩ George giải thích: "Theo các tiêu chuẩn của Úc và Anh, toàn bộ sợi nguyên liệu dùng trong nệm phải chậm bắt lửa và theo đúng những quy chuẩn chuyên biệt. Tuy nhiên, rác thải thời trang hậu tiêu dùng lại sử dụng các loại sợi như cotton, polyester, lụa nhân tạo và ni lông, là những chất dễ cháy”.

“Nhóm chúng tôi đã phát triển một công nghệ truyền thống để tạo ra hỗn hợp sợi chậm bắt lửa dùng quy trình xử lý hoá chất thân thiện với môi trường sẵn có với giá thành thấp và được duyệt bởi Cơ quan Bảo vệ môi trường EPA”.

Công nghệ này đã vượt qua mọi thử nghiệm cần có như thử nghiệm chỉ số oxy giới hạn LOI, buồng đốt điện tử và phân tích nhiệt trọng lượng TGA.

Nhóm nghiên cứu của Đại học RMIT ở Việt Nam (từ trái sang): Phó giáo sư Rajkishore Nayak, Tiến sĩ Majo George và giảng viên Irfan Ul Haq.
Hy vọng mới cho núi rác thải thời trang ở các bãi rác

Giảng viên cấp cao khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT đồng thời là một thành viên khác của nhóm nghiên cứu Phó giáo sư Rajkishore Nayak thì đặc biệt chỉ ra những mối nguy nghiêm trọng từ rác thải thời trang hậu tiêu thụ ở nhiều quốc gia.

“Xu hướng thời trang nhanh đang thịnh hành khiến mua sắm tăng nhanh, vòng đời quần áo rút ngắn và tỉ lệ vứt bỏ quần áo ngày càng cao”, ông cho hay.

“Việc các dòng sản phẩm thời trang mới, giá thành rẻ hiện diện mỗi hai đến ba tuần tạo ra cơn thèm tiêu dùng thôi thúc khách hàng đi mua sắm và chạy theo các thương hiệu thời trang thay đổi liên tục. Vì vậy mà khách hàng vứt bỏ quần áo thường xuyên hơn”.

Tiến sĩ George lấy Vương quốc Anh làm ví dụ, nơi có khoảng 140 triệu pao (tương đương khoảng hơn 6,3 triệu tấn) quần áo thải ra các bãi rác mỗi năm và khuynh hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới.

“Việc chôn rác thải như vầy tạo ra hệ quả vô cùng to lớn, như thải ra khí nhà kính, rò rỉ hoá chất vào đất, vấn đề sức khoẻ và ô nhiễm không khí”, Tiến sĩ cho hay.

Là quốc gia xuất khẩu thời trang và dệt may lớn thứ tư toàn cầu, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự trong việc quản lý chất thải từ chế tác may mặc (rác thải tiền tiêu thụ) và quần áo cuối dòng đời (rác thải hậu tiêu thụ).

Hiện nhóm nghiên cứu của RMIT đang tìm kiếm đối tác tiềm năng để thí điểm dự án ứng dụng cách tiếp cận mới này ở Việt Nam.

Xu hướng thời trang nhanh thịnh hành khiến mua sắm tăng nhanh, vòng đời quần áo rút ngắn và tỉ lệ vứt bỏ quần áo ngày càng cao
Tiến sĩ George tin rằng dự án của nhóm có thể giúp Chính phủ Việt Nam giảm căng thẳng môi trường từ hàng tấn rác thải thời trang hậu tiêu dùng và dệt may.

“Chúng tôi kỳ vọng sẽ xử lý 4.000 đến 5.000 ký rác thải dệt may suốt thời gian triển khai dự án, bình quân khoảng 380 ký mỗi tháng”, ông nói .

“Dự án có tiềm năng mở rộng quy mô cực nhanh khi đối tác trong ngành tự được trải nghiệm việc làm thế nào chuyển đổi cách dùng rác thải có thể tạo ra sản phẩm mới và có thêm lợi nhuận. Xử lý rác thải theo cách bền vững hơn có thể rẻ tiền và tạo ra lợi nhuận”.

Tiến sĩ George lạc quan cho biết thành công của chương trình có thể là ví dụ tuyệt vời cho việc xử lý rác thải thời trang dệt may bền vững trên khắp Việt Nam.

“Dùng rác thải công nghiệp và tiêu dùng như nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm mới sẽ vừa hỗ trợ ngành nghề, vừa giúp xoa dịu ô nhiễm môi trường mà vẫn có thêm dòng doanh thu”, Tiến sĩ George chia sẻ. “Và mặt bền vững của dự án chính là đây”.

“Một khi công nghệ cho sản xuất hàng loạt cho thấy thành công, khả năng cao là doanh nghiệp trong nước sẽ thúc đẩy công nghệ hơn nữa qua việc đầu tư vào phát triển các biện pháp kinh doanh bền vững. Và nếu chúng ta cho các công ty sản xuất thấy rằng những phương thức tái sử dụng bền vững có thể bổ sung thu nhập thay vì tốn tiền, nhiều khả năng sẽ có thêm chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư luân chuyển trên đó”.

Các thành viên khác của nhóm nghiên cứu từ Đại học RMIT gồm thầy Irfan Ul Haq ở Việt Nam, và Giáo sư Rajiv Padhye và Giáo sư Lijing Wang ở Úc.

Top
Top