Từ việc đầu độc…
|
Nghiêm trọng hơn, tại TK 215, do Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Phi Liêng (H.Đam Rông) quản lý, cũng có gần 1.000 cây thông ba lá bị đầu độc, hàng chục cây thông trên 50 năm tuổi bị cưa hạ nhưng vẫn chưa tìm ra thủ phạm…
Đến vụ đầu độc rừng thông tại TK 442 thuộc địa bàn xã Lộc Phú (H.Bảo Lâm), do BQLRPH Đam Bri quản lý, cơ quan chức năng mới tìm ra thủ phạm. Cụ thể, sau khi vào cuộc Công an H.Bảo Lâm phối hợp với Hạt kiểm lâm địa phương điều tra và xác định được Nguyễn Văn Long (24 tuổi, ngụ H.Bảo Lâm) và Nguyễn Quốc Vương (17 tuổi, ngụ TP.Bảo Lộc) là thủ phạm. Bước đầu, Long và Vương khai nhận đầu độc rừng thông để lấy đất sản xuất nông nghiệp.
… đến triệt hạ trắng rừng
tin liên quan
Nóng trên mạng xã hội: Cộng đồng mạng sôi sục vì clip cái quần đùiTrong vụ triệt hạ rừng nổi cộm nhất tại lô D, khoảnh 6, TK 216, lâm phần do BQLRPH Phi Liêng quản lý (xã Phi Liêng, H.Đam Rông), những kẻ phá rừng lợi dụng trời mưa, dùng cưa máy hạ hàng loạt cây thông hơn 20 năm tuổi.
Ngoài số lượng đã bị đốt phi tang, tại hiện trường vẫn còn hàng chục lóng gỗ dài từ 1 - 4 m, chất cao chờ đốt, những cây chưa bị hạ thì cũng bị đầu độc, lá ngả sang màu vàng chờ gãy đổ.
Theo BQLRPH Phi Liêng, có 459 cây thông 3 lá đường kính từ 20 - 60 cm bị cưa hạ, 556 cây khác bị đổ hóa chất đang chết khô, đa phần là cây rừng trồng từ năm 1997; tổng diện tích rừng bị phá trái phép là 39.808 m². Tại TK 270 thuộc lâm phần của BQLRPH Nam Ban (H.Lâm Hà) xảy ra vụ chặt hạ rừng thông quy mô lớn.
Gần 50 cây thông hơn 20 năm tuổi bị đốn hạ, nằm ngổn ngang trên phần diện tích rừng hơn 1.000 m2. Ngoài diện tích bị phá, nhiều cây thông to lớn khác đã bị cắt sâu vào hai bên thân. Tại H.Lạc Dương, cơ quan chức năng khởi tố vụ án để điều tra 2 vụ phá rừng xảy ra tại 2 dự án du lịch, trồng và chế biến rau quả của Công ty CP Thiên Thai và Công ty TNHH Khánh Giang…
Ông Nguyễn Danh Tuyên, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, cho rằng hiện nay chế tài xử lý đối với người phá rừng vẫn chưa đủ mạnh, vì theo quy định, nếu khai thác rừng trên 20 m³ mới khởi tố.
Nắm được kẽ hở này, nhiều người chỉ làm từ 18 - 19 m³ rồi dừng lại, nếu bị phát hiện cũng chỉ bị xử phạt hành chính. Trong khi đó, việc để xảy ra mất rừng, trách nhiệm đầu tiên thuộc về đơn vị chủ rừng và chính quyền sở tại.
Bình luận (0)