Những ai cần tránh dùng chanh?

Ngọc Quý
Ngọc Quý
06/05/2024 00:07 GMT+7

Chanh được dùng phổ biến và là nguồn cung cấp vitamin C chất lượng. Chúng ta có thể dùng chanh để làm nước uống hay tạo vị chua cho món ăn. Tuy nhiên, có một vấn đề sức khỏe khi đã mắc thì cần tránh xa chanh.

Chanh chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe. Trong đó, vitamin C không chỉ là loại vitamin thiết yếu giúp tăng cường miễn dịch mà còn là một chất chống oxy hóa mạnh. Hàm lượng kali trong chanh giúp góp phần giảm huyết áp. Vitamin B6 hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Những ai cần tránh dùng chanh?- Ảnh 1.

Những người bị loét miệng cần tránh chanh, bưởi, cam, thơm và các loại thực phẩm có tính a xít cao khác

PEXELS

Tuy nhiên, những người đang bị lở miệng thì cần tránh xa chanh. Vết lở miệng thường có màu đỏ, vàng hoặc trắng, có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào ở nướu, lưỡi, môi dưới. Một số loại bệnh nhất định sẽ khiến người mắc dễ bị lở miệng hơn. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề sức khỏe phổ biến và hầu hết chúng ta đều từng bị ít nhất một lần. Thậm chí, chỉ cần cắn nhầm vào môi, lưỡi là có thể bị lở miệng.

Người bị lở miệng cần tránh ăn đồ cay nóng, chiên, rượu bia, cà phê, nước ngọt và cả những món có tính a xít cao như chanh. Vì mức a xít trong chanh sẽ khiến những vết lở miệng nhạy cảm bị kích thích và đau rát.

Các mô trong miệng khi bị lở sẽ rất dễ bị tổn thương. Chanh với tính a xít cao có thể khiến vết loét thêm nặng. Cùng với chanh, người bị lở miệng cũng cần tránh xa các loại thực vật có tính a xít cao khác như cam, quýt, bưởi hay thơm.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo những vết lở miệng đau đớn cần được điều trị bằng thuốc và mất khoảng 10 - 14 ngày để lành lại. Nếu đã làm mọi cách mà vết lở miệng vẫn không hết, kéo dài hơn 3 tuần thì cần đến bác sĩ kiểm tra. Khi đó, lở miệng có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, thậm chí là ung thư miệng.

Để vết loét miệng mau lành, mọi người cần uống nhiều nước và thực hiện tốt vệ sinh răng miệng. Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày sẽ giúp giảm đau ở vết loét.

Một cách khác là súc miệng bằng hỗn hợp nước pha với hydro peroxide 2 lần/ngày. Một điều cần phải nhớ là không được uống dung dịch này.

Hầu hết các vết loét miệng đều tự khỏi. Tuy nhiên, một số ít trường hợp lở miệng dẫn đến các biến chứng do nhiễm trùng, chẳng hạn như áp xe răng hoặc viêm mô tế bào miệng. Khi đó, người bệnh cần phải đến bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt, theo Healthline.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.