Theo lương y Vũ Quốc Trung, chữa quai bị cần chú trọng thanh nhiệt giải độc, kèm thêm thuốc nhuyễn kiên tán kết (mềm chất rắn, tán kết tụ), vì trị phong độc úng trệ ở kinh lạc thiếu dương, nên cần thanh can lợi đởm, lấy sơ phong tiêu độc làm chủ yếu.
Mà nhuyễn kiên tán kết chỉ có thể dùng loại thuốc tuyên thông, để trừ bỏ úng trệ, mà không cần phải công phạt nhiều. Khi úng trệ đã trừ được thì phong tán độc lui, tự nhiên sẽ đạt được mục đích điều trị tiêu sưng giảm đau. Nếu ở chỗ đau dùng thuốc đắp cũng có tác dụng nhất định nhưng phải chú ý bảo vệ bì phu, thuốc đắp không nên quá dày hoặc khô nóng, nếu trái lại sẽ làm đau thêm hoặc làm cho bì phu nơi đau tổn thương, gây nên cảm nhiễm thành mủ.
Những bài thuốc chữa có thể tham khảo dưới đây:
Bài 1 gồm: long đởm thảo, hoàng cầm, liên kiều, bản lam căn, bồ công anh, cam thảo, sơn chi tử, hạ khô thảo (mỗi thứ 12g). Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu có biểu hiện sợ lạnh, phát nhiệt, nhức đầu, đau mình thì gia thêm: khương hoạt 8g, sài hồ 8g, bạch chỉ 8g; nếu nhiệt nhiều khát nước, phiền táo thì thêm sinh thạch cao 12g, hoàng liên 4g; lợm giọng buồn nôn, thêm hoắc hương, quất diệp, trúc nhự (mỗi thứ đều 8g); thích ngủ, tinh thần lơ mơ, gáy cứng, thêm hoàng liên 4g, thạch xương bồ, cát căn (cùng 8g); nhức đầu, kinh quyết thêm: phòng phong, câu đằng, bạch chỉ (đều 8g); họng sưng đỏ đau, thêm: mã bột, cẩm đăng lung (đều 8g); đi tiêu thêm: qua lâu nhân 12g, thục địa 4g; tiểu tiện vàng thêm: hoạt thạch 12g, xa tiền thảo 8g; tinh hoàn sưng đau, thêm: quất hạch, lệ chi, chỉ xác, diên hồ sách (cùng 12g).
Bài thuốc 2 gồm: liên kiều 15g, thăng ma 12g, hạ khô thảo 30g, sài hồ 35g, hoàng cầm 12g, bồ công anh 30g.
Hạ Mai
Bình luận (0)