Những biểu hiện bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý

14/08/2017 05:24 GMT+7

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng đáng lo ngại, đòi hỏi công tác phòng chống dịch phải quyết liệt hơn, nhất là từ hộ gia đình.

Thời điểm dịch bệnh đang xảy ra nhiều, các gia đình cần chủ động phòng bệnh, nhất là với trẻ nhỏ: dọn dẹp môi trường quanh nhà, phòng ốc thật thông thoáng; thường xuyên thay nước các bình bông, không để nước tù, đọng tạo điều kiện cho lăng quăng, muỗi phát triển; cho trẻ ngủ màn...
Bên cạnh phòng bệnh, thời điểm có dịch bệnh, các bà mẹ cần để ý những biểu hiện của con mình nhằm phát hiện, đưa trẻ đến bệnh viện sớm.

tin liên quan

Lập khoa điều trị dã chiến sốt xuất huyết trong bệnh viện
Theo tin từ Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội) ngày 8.8, do số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng bất thường, mỗi ngày có gần 1.000 người mắc và nghi mắc SXH đến khám, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư đã dành hội trường lớn kê thêm 20 giường bệnh làm khu điều trị ban ngày cho bệnh nhân SXH. 
Triệu chứng 3 ngày đầu của bệnh SXH không khác với các bệnh do vi rút khác. Đa số trường hợp là bệnh nhẹ, tự hồi phục hoàn toàn sau giai đoạn sốt mà không cần điều trị gì.
Tuy nhiên bệnh có thể diễn tiến nặng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6, nếu không phát hiện đưa trẻ đi khám - sẽ nguy hiểm cho trẻ. Giai đoạn này có thể tụt huyết áp rồi vào sốc, xuất huyết, rối loạn chức năng các phủ tạng. Trong giai đoạn chuyển từ nhẹ sang nặng, mọi bệnh nhân đều có những dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng như: đang sốt cao hết sốt đột ngột, tay chân lạnh, đau bụng (nếu khám sẽ có gan to), nôn ói liên tục, xuất huyết, tri giác li bì, bứt rứt...

tin liên quan

Tránh hiểu sai về sốt xuất huyết
Triệu chứng ban đầu có thể gây nhầm lẫn với sốt vi rút thông thường, khiến bệnh nhân chủ quan, không điều trị kịp thời làm tăng nguy cơ tử vong.

Bệnh SXH hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên khi đã xảy ra các biến chứng nặng thì hồi sức tích cực cần phải được tiến hành lập tức, để cứu bệnh nhân. Do vậy, cần nhấn mạnh việc gia đình phát hiện đưa trẻ đi bệnh viện kịp thời. Vì thực tế có nhiều trường hợp gia đình lơ là, chủ quan, đến khi bệnh diễn tiến nặng mới đưa trẻ đi viện, dễ rơi vào nguy kịch, tử vong, rất lấy làm tiếc.
Phát hiện sớm những dấu hiệu nặng trong khoảng ngày thứ 4-6 để kịp thời điều trị là biện pháp duy nhất để giảm thiểu tỷ lệ tử vong của bệnh SXH. Thời gian bắt đầu hồi sức tích cực cho SXH nặng càng muộn thì tỷ lệ tử vong càng cao.
Do vậy, thời điểm có dịch như hiện nay, người dân không nên chủ quan với bệnh SXH, nhưng cũng không quá hoang mang đổ dồn về các bệnh viện tuyến cuối tạo áp lực không cần thiết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.