Dược sĩ Dương Thị Ngọc Huyền - thành viên Hội đồng chuyên môn hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu - giải đáp: Phao câu và da gà chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng mức cholesterol (mỡ xấu), nên chúng ta cần hạn chế ăn. Với quan điểm cho rằng còn trẻ tuổi ăn phao câu, da gà với lượng ít thì không sao, nhưng theo tôi, không khéo dần dà sẽ tạo thành thói quen thích ăn, không tốt cho sức khỏe về sau.
Ngoài phao câu, da gà, chúng cũng cần lưu ý đến chân gà.
Nếu không được nấu chín hoàn toàn, chân gà có thể gây nhiễm khuẩn như salmonella hoặc campylobacter, dẫn đến tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm. Chân gà chứa nhiều chất béo bão hòa, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Ngoài ra, chân gà nếu không được làm sạch kỹ, khi ăn có thể có nguy cơ nhiễm giun sán.
Các bộ phận khác như đồ lòng gà cũng chứa nhiều chất béo bão hòa nên ăn mức độ vừa phải. Đối với người bệnh tăng axit uric (gout) không nên dùng lòng gà.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, calo trong da gà sẽ nhiều hơn phần thịt gà một chút. Tuy vậy, da gà có thể gây hại cho sức khỏe con người bởi hàm lượng chất béo bão hòa.
Những người bị cao huyết áp nên hạn chế ăn phần da của gia súc, gia cầm.
Nhìn chung, thịt gà rất tốt cho sức khỏe, nhất là phần thịt, ức gà - cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và ít chất béo bão hòa.
Cuối cùng, chúng ta cần có chế độ ăn cân đối, kết hợp đa dạng các loại thực phẩm, tập thể dục thường xuyên để đảm bảo sức khỏe lâu dài.
Bình luận (0)