Những bông sen trong phòng bệnh

23/10/2015 08:12 GMT+7

PGS-TS Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu trung ương đón tận cửa bệnh viện, mà tôi vẫn ngơ ngác nghĩ mình đi nhầm đường. Trong Bệnh viện Châm cứu trung ương, sen “nở” trên tường nhà, trên những ô cửa sổ, có cả tiếng nhạc du dương dọc hành lang.

PGS-TS Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu trung ương đón tận cửa bệnh viện, mà tôi vẫn ngơ ngác nghĩ mình đi nhầm đường. Trong Bệnh viện Châm cứu trung ương, sen “nở” trên tường nhà, trên những ô cửa sổ, có cả tiếng nhạc du dương dọc hành lang.

PGS-TS Nghiêm Hữu Thành kiểm tra sức khỏe người bệnh tại Bệnh viện Châm cứu trung ương - Ảnh: Thúy HằngPGS-TS Nghiêm Hữu Thành kiểm tra sức khỏe người bệnh tại Bệnh viện Châm cứu trung ương - Ảnh: Thúy Hằng
Đẩy cánh cửa phòng bệnh ra, sự bất ngờ còn lớn hơn. Căn phòng hồng phơn phớt màu hoa sen, trần nhà là hình ảnh đàn chim lạc đang bay trên nền da trời mát dịu, người bệnh đang nằm châm cứu trên những chiếc giường được thiết kế như con thuyền bồng bềnh trôi giữa đầm sen.
“Lúc nào tôi cũng trăn trở, làm thế nào để người bệnh được hài lòng cao nhất. Không chỉ chăm người bệnh, chúng tôi muốn cả các y bác sĩ luôn an tâm, giảm bớt căng thẳng mỗi ngày”, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu trung ương, tác giả của ý tưởng “con thuyền chữa bệnh trên đầm sen” nói. PGS-TS Nghiêm Hữu Thành muốn xây dựng thương hiệu châm cứu Việt, ông muốn điều đó không chỉ thể hiện trong trình độ châm cứu của các y bác sĩ, mà ở ngay chính không gian các bệnh nhân điều trị hằng ngày. Trong suốt 4 năm qua, từ một bệnh viện cũ kỹ, nhiều buồng phòng, hành lang mốc meo, tường sơn bong tróc, nay Bệnh viện Châm cứu trung ương - nơi đón hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày đã bừng sáng với tường ốp thạch cao trắng và giấy dán tường hình hoa sen, mây xanh, nước xanh, tạo cảm giác không gian thân thiện, bình yên cho người bệnh.
“Cô chữa ở đây mấy hôm rồi? Từng chữa ở đâu chưa?”, PGS-TS Nghiêm Hữu Thành hỏi một phụ nữ đang nhăn nhó. “Thả lỏng người nhé, bây giờ tôi châm nhé, ồ, thả lỏng người, cô đang nằm trong hồ sen chữa bệnh cơ mà”, nữ bệnh nhân đã nhoẻn miệng cười rất tươi. Quan sát một bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 khiến chị này bị méo miệng, mắt không thể khép kín, PGS-TS Nghiêm Hữu Thành đảo vị trí các cây kim trên mặt, “Như thế này, cơ nâng mi phục hồi trở lại tốt hơn”, ông nói với các bác sĩ trẻ... Cứ thế, một buổi sáng của thầy thuốc nhân dân Nghiêm Hữu Thành vùn vụt trôi đi.
Là một học trò xuất sắc của GS Nguyễn Tài Thu - bậc thầy châm cứu của VN và thế giới, PGS-TS Nghiêm Hữu Thành có những thành tựu xuất sắc về cả châm cứu chữa bệnh cũng như phương pháp châm tê để mổ. Đây là một phương pháp đặc sắc của VN, bổ sung cùng với gây mê hiện đại, áp dụng cho bệnh nhân suy nhược cơ thể, dị ứng thuốc mê, suy giảm chức năng gan thận - cơ quan giải trừ thuốc mê. Chính PGS-TS Nghiêm Hữu Thành cũng là người đề xuất xây dựng 18 mô hình điều trị mới, đang được áp dụng tại Bệnh viện Châm cứu trung ương, ở đây bao gồm các mô hình bệnh truyền thống như liệt nửa người, thoái hóa cột sống và những bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn thời hiện đại: trẻ em tự kỷ, người bị rối loạn giấc ngủ, stress... Ông đang hoàn thiện những khâu cuối cùng để ra mắt khoa lão khoa vào tháng 9, ở đây người già đến chữa bệnh được chăm sóc, chữa trị và được đưa đi chơi, du lịch, có các y bác sĩ đi cùng.
Làm châm cứu, đưa văn hóa Việt, văn hóa phương Đông vào phòng bệnh nhưng PGS-TS Nghiêm Hữu Thành thích nghe nhạc giao hưởng, xem múa ba lê, đi công tác Mỹ, Áo, Đức lần nào ông cũng phải tìm bằng được vé vào Nhà hát lớn. Trái tim tuổi 60 vẫn trẻ trung, sôi nổi giữa sự hài hòa của văn hóa đông - tây. “y học cũng là vậy đấy, đông - tây y kết hợp. Chỉ có đông, ta giậm chân tại chỗ, nhưng vừa tây lại phát huy đông, y học VN ta sẽ còn nhiều khởi sắc hơn nữa”, ông chia sẻ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.