Tại trung tâm hội nghị ở phía bắc thủ đô Bắc Kinh ngày 11.11, lãnh đạo các thành viên APEC đã tham gia phiên họp đầu tiên của hội nghị thường niên lần thứ 22. Tại đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện những khác biệt trong thái độ đón tiếp các vị khách đồng cấp của mình.
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters/AFP |
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình gật đầu và cười thân thiện với nhau. Đây là kết quả của việc Nga và Trung Quốc khẳng định mối quan hệ thân thiết và những triển vọng phát triển bên lề hội nghị APEC.
Còn Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi đạt được thỏa thuận gia hạn visa với Bắc Kinh, ông nhận được nụ cười tươi và cái bắt tay "ấm áp" của người đồng cấp Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters |
Thủ tướng Tony Abbott, lãnh đạo nước Úc nơi có nguồn tài nguyên đầy lý tưởng cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc, nhận được cái nắm tay khá lâu từ Chủ tịch Tập.
Thủ tướng Úc Tony Abbott và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters |
Trong khi đó, lãnh đạo một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại chỉ được Chủ tịch Trung Quốc tiếp đón bằng một cái bắt tay hời hợt và khuôn mặt "lạnh lùng", theo Reuters.
Mặc dù hai bên đã đạt thỏa thuận 4 điểm tại một cuộc hội đàm ngày 7.11, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn không dễ để vượt qua rào cản tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters |
Biểu hiện của Chủ tịch Trung Quốc khi tiếp đón Thủ tướng Shinzo Abe đã đặt ra nhiều dấu hỏi cho giới truyền thông về tiến triển quan hệ hai nước sau APEC.
Với việc khẳng định Trung Quốc và Campuchia sẽ tiếp tục phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị và định hình vận mệnh chung tại cuộc hội đàm bên lề APEC, Thủ tướng Campuchia được ông Tập đón tiếp bằng cái nắm tay chặt.
Thủ tướng Campuchia Hun sen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AFP |
Những khác biệt trong cách chào đón của nhà lãnh đạo Trung Quốc phần nào thể hiện mối quan hệ hiện tại của nước chủ nhà APEC đối với các quốc gia thành viên. Trong khi ông Tập đã mở đầu hội nghị rằng APEC nên đóng vai trò dẫn đầu và liên kết để phá bỏ mọi rào cản nhằm mở ra một nền tảng rộng lớn và mạnh mẽ; đồng thời đẩy mạnh tiến độ thiết lập khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP).
Ngọc Mai – Hoàng Nhân
>> Hợp tác kinh tế biển sẽ thắt chặt hợp tác APEC
>> APEC đánh giá cao việc triển khai hội nhập hiệu quả của Việt Nam
>> Căng thẳng địa chính trị tại APEC
>> Trung Quốc muốn gì ở APEC?
>> Trung Quốc đang 'lobby' thành công cho các chiến lược tại APEC
Bình luận (0)