Những câu chuyện đẹp về nghị lực: Chưa bao giờ cảm thấy mặc cảm…

13/06/2017 10:33 GMT+7

Nữ sinh 18 tuổi này chủ động chuẩn bị những lá đơn xin việc để nộp vào một số nhà hàng, quán cà phê đang có nhu cầu tuyển dụng. Cha Quỳnh (vốn chạy xe ôm, lao động trụ cột) đã mất cách đây 4 năm. Mẹ Quỳnh bị tật ở chân, đi đứng khó khăn, mấy năm nay đau ốm liên miên.

Không chỉ lo ôn tập để vượt qua kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn ở nội thành TP.HCM còn canh cánh tính chuyện mưu sinh bằng việc làm thêm.
Trong số đó có trường hợp Lê Thảo Quỳnh (ngụ ở P.21, Q.Bình Thạnh, học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM).

tin liên quan

Sẵn sàng đón và hỗ trợ thí sinh
Sáng 11.6 tại Hải Phòng, T.Ư Hội Sinh viên VN, Bộ GD-ĐT, Báo Thanh Niên và Tập đoàn Thiên Long tổ chức ra quân chương trình Tiếp sức mùa thi.
Mới đây, hôm 8.6 là sinh nhật tuổi 18 của Lê Thảo Quỳnh. Không bánh kem, không hoa hồng...; với Quỳnh tuổi 18 trước hết chỉ mang ý nghĩa là “đã đủ tuổi nộp đơn xin việc”. Để có tiền trang trải cuộc sống, Quỳnh muốn có chỗ đi làm thêm ngay sau kỳ thi THPT và xét tuyển vào đại học. Vì vậy, nữ sinh này chủ động chuẩn bị những lá đơn xin việc để nộp vào một số nhà hàng, quán cà phê đang có nhu cầu tuyển dụng.
Cha Quỳnh (vốn hành nghề xe ôm, là lao động trụ cột trong nhà) đã mất cách đây 4 năm. Mẹ Quỳnh bị tật ở chân, đi đứng khó khăn, mấy năm nay đau ốm liên miên. Quỳnh bộc bạch: “Hồi trước, mẹ em là thợ may tại nhà. Giờ sức khỏe yếu nên mẹ chỉ sửa đồ, nhưng đa phần là nghỉ bệnh nên khách cũng ít. Chi phí sinh hoạt chủ yếu là mượn bạn bè của mẹ để đắp đổi qua ngày, sau này em đi làm sẽ trả lại”.
Quỳnh cho hay từng làm phục vụ ở một quán cà phê trong dịp hè từ lớp 10 lên lớp 11. Số tiền kiếm được sau 2 tháng thử việc, Quỳnh gửi mẹ một phần, phần còn lại để trang trải những chi phí lặt vặt ở trường. Trong thời gian đi làm thêm, Quỳnh nhận ra mình rất thích pha chế rượu và cà phê. Vì vậy, Quỳnh dự định sau khi vượt qua kỳ thi THPT sẽ đăng ký học ngành quản trị du lịch, cụ thể chuyên về mảng khách sạn, nhà hàng.

tin liên quan

Lỡ 'yêu'' Tiếp sức mùa thi
Không ít sinh viên đã ra trường nhiều năm nhưng vẫn vấn vương với chương trình Tiếp sức mùa thi, bởi với họ ngoài việc giúp đỡ thí sinh, ở đó còn có niềm vui, kỷ niệm khó phai và đặc biệt là thấy mình lớn thêm rất nhiều.
“Em chưa bao giờ thấy mặc cảm vì gia cảnh của mình. Ngược lại, nhiều lúc em nghĩ mình may mắn hơn một số hoàn cảnh khác vì thỉnh thoảng được thầy cô, bạn bè, người quen hỗ trợ. Trong cái rủi có cái may, chính sự khó khăn và những biến cố em gặp đã sớm mang đến cho em nhiều trải nghiệm so với những bạn đủ đầy hơn mình”, Quỳnh lạc quan.
Quỳnh bật mí cách “giải quyết nỗi buồn rất nhanh” của mình, đó là làm việc nhà gấp đôi công suất hoặc lao vào học những môn mình yêu thích như văn, tiếng Anh, tiếng Nhật, đặc biệt là đem những bài toán ra giải. Quỳnh dí dỏm: “Đối với em, giải toán là chuyện không bao giờ chán. Học xong, làm xong, năng lượng tiêu hao và nỗi buồn theo đó cũng teo tóp luôn”.
Được biết, từ lớp 1 đến lớp 10 Quỳnh đều là học sinh giỏi. Riêng 2 năm lớp 11 và 12, Quỳnh có học lực khá. Cô gái năng động này còn đạt một số thành tích như HCV Hội khỏe Phù Đổng môn bơi lội, HCV môn bơi lội festival cấp thành phố, học sinh giỏi cấp quận môn tiếng Nhật...

tin liên quan

Hỗ trợ thí sinh mọi lúc mọi nơi
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là hàng triệu thí sinh cả nước sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Chương trình giúp đỡ thí sinh lại bắt đầu. 
Mới đây, Quỳnh đã “săn” được một học bổng ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Quỳnh đành ngậm ngùi rút lui bởi nhà trường chỉ cấp học phí, còn lại các khoản sinh hoạt khác học viên phải lo liệu.
Bà Lê Thị Vương Hoàng, mẹ của Quỳnh, rơm rớm nước mắt: “Tôi bị bệnh hoài, nhiều khi đau chịu không thấu nên thường xuyên phải nghỉ may vá. Mọi việc nhà hầu như Quỳnh đều làm hết. Lắm lúc tôi buồn lo cho cuộc sống bấp bênh của hai mẹ con, nhưng Quỳnh bảo con lớn rồi, sẽ tự lo được. Con còn động viên ngược lại mình và cháu là chỗ dựa lớn nhất của tôi bây giờ”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.