Những chỉ số đáng lưu ý về giáo dục

03/08/2013 03:20 GMT+7

Các chỉ báo của OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) và các nước G20 (các nước có nền kinh tế lớn) năm 2012 cung cấp thông tin quan trọng của hơn 40 nước về tác động của giáo dục, các nguồn lực tài chính và con người đầu tư cho giáo dục.

Tỷ lệ người trưởng thành có bằng ĐH của các nước OECD tăng gần 10% từ năm 2000. Trung bình 40% thanh niên ở các nước OECD tốt nghiệp ĐH theo hướng lý thuyết, 11% cho hướng nghề. Trung bình có 83% thanh niên tốt nghiệp THPT ở các nước OECD, và khoảng 79% tại các nước G20.

Ở các nước OECD, tỷ lệ có việc làm cao nhất thuộc về những người có bằng ĐH. 76% những người học chương trình định hướng nghề ở phổ thông có việc làm trong khi đó tỷ lệ này ở người học chương trình tổng quát là 70%. Nam giới tốt nghiệp ĐH tại các nước OECD đầu tư lại cho xã hội nhiều gần gấp 3 lần vốn đầu tư của xã hội dành để đào tạo người đó. Đối với phụ nữ, tỷ lệ này là cao gần gấp 2 lần.

Ở những nước này, chi phí để hoàn thành bậc ĐH là khoảng 55.000 USD (riêng tại Nhật, Anh, Mỹ và Hà Lan trên 100.000 USD). Chi phí để đào tạo mỗi năm của nhà nước cho học sinh - sinh viên như sau: 7.974 USD cho tiểu học, 9.014 USD cho trung học và 13.528 USD cho đại học. Trong năm 2010, trung bình các nước OECD dành 6,3% GDP cho giáo dục, một số nước trên 7%. Giáo dục ĐH và tiền-tiểu học (pre-primary) chiếm 32%, trong đó 18% từ nguồn tư nhân. Giáo dục chiếm trung bình 13% tổng chi tiêu công ở các nước OECD.

Trong năm 2011, gần 4,3 triệu sinh viên học ĐH ở nước ngoài. Các nước có tỷ lệ sinh viên nước ngoài nhiều nhất là Úc, Anh, Thụy Sĩ, New Zealand... Các nước Úc, Canada, Pháp, Đức, Anh và Mỹ chiếm tổng cộng hơn 50% lượng sinh viên nước ngoài trên toàn thế giới. Sinh viên châu Á chiếm 53% tổng số sinh viên nước ngoài, trong đó số lượng nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Lương trung bình một năm cho giáo viên có 15 năm kinh nghiệm ở những nước này là 36.135 USD cho bậc tiền-tiểu học, 38.136 USD bậc tiểu học, 39.934 USD bậc THCS và 41.665 USD cho THPT. Giáo viên trường công trung bình dạy 994 giờ/năm ở bậc tiền-tiểu học, 790 giờ bậc tiểu học, 709 giờ THCS và 664 giờ THPT.

V.T.V

>> Đề xuất lập ủy ban cải cách giáo dục
>> Cải cách giáo dục năm 2015, chưa bắt đầu sẽ không kịp
>> Để trở thành đại học hàng đầu
>> Xếp hạng 400 đại học hàng đầu thế giới 2012 - 2013
>> Trung học Mỹ và con đường vào các trường đại học hàng đầu
>> Sinh viên VN bước vào các trường đại học hàng đầu thế giới
>> The Macduffie School: Trường trung học để vào đại học hàng đầu tại Mỹ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.