Đầu thu, cây trẩu
trên địa bàn huyện Hướng Hóa vào mùa thu hoạch. Hái trẩu như một nghề thời vụ để bà con đồng bào Vân Kiều đang sống sâu trong các thung lũng có thêm kế mưu sinh.
Chúng tôi gặp 3 bạn nhỏ Hồ Thị Trâm, Hồ Thị Xơi (cùng 12 tuổi) và Hồ Thị Viên (8 tuổi, ở thôn Xa Re, xã Hướng Tân) đang lang thang dọc đồi 689 cách nhà hơn 3km. Đây không phải lần đầu các em băng đồi dốc, vào sâu trong rừng tìm hái quả trẩu mang bán kiếm tiền
phụ giúp thu nhập gia đình.
Nhà của lũ trẻ nằm ngay dưới chân đồi 689, mặc dù có đường bê tông để lên tới đỉnh nhưng con dốc đứng dài 3km cũng là thử thách lớn.
|
Một ký hạt trẩu có giá khoảng 6.000 - 10.000 đồng, giá trị không cao nhưng cũng giúp Trâm, Xơi, Viên gom góp mua sắm sách vở, áo quần cho
năm học mới dù chưa biết khi nào sẽ tựu trường.
Hẹn nhau từ 7 giờ sáng, cả nhóm mang theo cơm trưa lang thang tìm trẩu đến chiều tối. Một công việc vất vả, quá sức đối với những đứa trẻ đang học tiểu học. Mỗi ngày, các em làm bạn đồng hành với chiếc gùi, con dao; chờ khi nào trẩu đầy gùi mới quay về. “Ở nhà nghỉ tránh dịch không biết làm gì, em lên rừng tìm trẩu. Bán trẩu, em cũng được ít tiền thưởng để mua kẹo, mua bánh”, Trâm nói.
Công việc sẽ đơn giản khi may mắn gặp những cây trẩu chín rụng. Những quả trẩu tươi đòi hỏi Trâm, Xơi và Viên leo lên cành cao để hái.
|
Leo lên cành cao để hái trẩu
|
Trẩu là loại cây dùng cho việc tạo tinh dầu, thu hoạch vào giai đoạn mùa thu. Ngoài có sẵn trong rừng, địa bàn huyện Hướng Hóa có rất nhiều nơi nông dân trồng cây trẩu để kinh doanh.
|
Tụ tập dưới tán cây khoe số trẩu mình nhặt được, nghỉ ngơi ăn uống lấy sức cho công việc buổi chiều.
|
Nụ cười của các em nhỏ hái trẩu ở miền cao.
|
Vừa làm vừa chơi, các em cùng nhau tìm hái sim chín.
|
.“Quả trẩu đặc, hạt nặng cộng thêm cái gùi gần 2kg mỗi ngày em chỉ có thể hái gần 10kg trẩu mang về, muốn nhiều hơn nhưng nặng quá không đủ sức”, Hồ Thị Viên chia sẻ.
|
Khi hái được nhiều trẩu để bán, các em có thêm điều kiện mua sắm sách vở, áo quần chuẩn bị cho năm học mới
|
Bình luận (0)