Dưới đây là 2 trong số 45 cá nhân tiêu biểu được T.Ư Đoàn vinh danh và trao giải thưởng công viên chức trẻ giỏi.
Phần mềm cân bằng dinh dưỡng
Anh Trần Đức Quang (35 tuổi) hiện phụ trách Phòng Kỹ thuật - Công nghệ, Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông (thuộc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Sơn La). Trong số giải pháp công nghệ anh Quang công bố, phần mềm tính toán hàm lượng dinh dưỡng bữa ăn học sinh mầm non từng giành giải nhất. Sản phẩm được anh Quang nghiên cứu và thiết kế khi trực tiếp chứng kiến giáo viên mầm non chật vật trong lựa chọn bữa ăn hằng ngày cho học sinh. Bữa ăn vừa phải đảm bảo chất lượng, cân đối các chất dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của trẻ, vừa tính toán lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa lãng phí và hợp lý với mức đóng góp của phụ huynh.
Nghề chưng cất tinh dầu không chỉ mang lại cho chàng trai người H’Mông Má A Nủ doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, mà còn giúp nhiều thanh niên có việc làm, thu nhập ổn định khi nhận trồng thảo dược cung cấp nguyên liệu sản xuất tinh dầu.
Dành ra hơn 2 tháng đi thực tế khảo sát bếp ăn ở các trường mầm non, anh Quang cho biết nếu đáp ứng các tiêu chí nêu trên, mỗi ngày giáo viên phải mất tới vài giờ để tính toán hàm lượng dinh dưỡng, cân đong khối lượng từng loại thực phẩm, rau xanh chia đều đến mỗi suất ăn của từng trẻ.
Bài toán đặt ra với anh Quang là làm thế nào giúp giáo viên mầm non dễ dàng chọn thực đơn theo ngày. Sau giai đoạn khảo sát thực tế, anh Quang tìm kiếm phối hợp thêm các chuyên gia dinh dưỡng, thể chất của ngành y tế. Dựa trên các dữ liệu và nghiên cứu khoa học có sẵn, anh thiết kế phần mềm tích hợp trên 400 loại thức ăn, thực phẩm giúp giáo viên dễ dàng chọn lựa trong ngày. Đặc biệt, phần mềm này ngoài những thức ăn phổ biến trên phạm vi cả nước có bổ sung nhiều loại rau rừng, thực phẩm đặc trưng của tỉnh Sơn La để giúp giáo viên dễ nhận diện hàm lượng dinh dưỡng của từng loại trước khi ra quyết định đưa vào thực đơn.
|
Ngoài chức năng chính, anh Quang cũng thiết kế thêm các ứng dụng sử dụng trong kế toán, quản lý nguồn thức ăn dự trữ, thống kê quỹ học sinh đóng góp để nhà trường dễ quản lý. Nhờ tính năng hữu ích, đơn giản trong sử dụng mà phần mềm này đang được ứng dụng gần như khắp các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Dựng mái ấm cho trẻ mồ côi
Nhà nuôi dưỡng trẻ em mồ côi đặt tại trung tâm H.Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên ra đời từ năm 2009, hiện đang là mái ấm của 11 trẻ mồ côi.
Sáng kiến gây dựng mô hình này là của anh Bùi Xuân Thức (34 tuổi), Trưởng phòng Lao động - Thương binh - Xã hội H.Điện Biên Đông.
Từ những cây dừa nước ở Hội An (Quảng Nam), ba chàng trai, với sự kết hợp giữa đam mê với nhiệt huyết đã cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật từ giấy dừa 'có một không hai'.
Anh Thức vận động xây dựng mô hình mang tên Nhà nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, chuyên tiếp nhận những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có họ hàng và người thân nuôi dưỡng.
Bằng nhiệt tình và tâm huyết dành cho trẻ em, anh Thức xây dựng mô hình này thành địa chỉ mẫu mực về chăm sóc trẻ em mồ côi.
Khi được tiếp nhận, trẻ em mồ côi không chỉ có nơi ăn chốn ở ổn định, mà còn được đầu tư về học chữ, học nghề. Anh Thức cùng đội ngũ cán bộ quản lý mô hình này thường xuyên tìm kiếm vận động nguồn lực từ các doanh nghiệp, giới thiệu địa chỉ này đến những cá nhân có lòng hảo tâm để trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ.
Trao đổi với Thanh Niên, anh Bùi Xuân Thức chia sẻ mô hình này hướng đến mục tiêu giúp trẻ em mồ côi được chăm sóc tốt. Các cháu được tạo điều kiện tối đa trong học tập và rèn luyện lần lượt ở các bậc học. Sau khi tốt nghiệp THPT, các cháu có thể lựa chọn theo học nghề hoặc thi vào các trường ĐH, CĐ theo những ngành nghề yêu thích.
“Quá trình chăm sóc, hỗ trợ trẻ mồ côi chỉ kết thúc khi các cháu đến tuổi trưởng thành, có việc làm và thu nhập ổn định, tự lo lắng và thu xếp cuộc sống của chính mình. Trên thực tế, có trường hợp các cháu trưởng thành đã quay trở lại nơi từng cưu mang mình và làm việc với tinh thần tâm huyết, trách nhiệm. Đối với tôi, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất trong công việc. Những đứa trẻ mồ côi khi được kết nối, biết thương yêu đùm bọc nhau cùng tiến bộ trở thành người có ích thì xã hội sẽ bớt đi nhiều áp lực”, anh Thức trải lòng.
Bình luận (0)