Cãi nhau với thành phần “ đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm”
Ảnh: mineski.net
Chắc chắn đây là điều không thể tránh khỏi trong "cuộc đời" Dota 2 của mỗi người chơi. Tuy nhiên, hãy kiềm chế hết mức và đừng sa đà vào những cuộc tranh cãi bất tận mà chẳng thể giải quyết vấn đề gì. Điều đó sẽ chỉ mang lại cảm giác ức chế hơn cho bạn, khi mà những thành phần như thế thường khá chày cối và sẵn sàng đạp lên dư luận để... chửi.
Nếu cảm thấy quá bức xúc, bạn hãy chờ đến hết trận để có thể gửi tới thành phần bất hảo đó một lá phiếu khiếu nại (report) về thái độ của người đó trong khi chơi. Đừng cố lý luận hay chứng minh bất kỳ điều gì với những thành phần như thế, trừ khi bạn muốn luyện kỹ năng gõ bàn phím siêu tốc hoặc có nhu cầu làm hỏng để mua bàn phím mới.
Tranh luận với đội đối thủ
Ảnh: dotacaps.com
Đây cũng là một trường hợp rất dễ xảy ra, khi mà hận thù cá nhân qua những lần bị úp sọt, hoặc đơn giản chỉ là một lần pause rồi unpause khi bị disconnect cũng có thể dẫn tới những khiêu khích giữa hai đội. Đừng để bị cuốn vào những màn đối thoại đậm chất “putang ina mo”. Bên cạnh sự ức chế mang lại cho chính bản thân, nó cũng phần nào ảnh hưởng tới tâm lý khiến bạn không thể thoải mái chơi như những game đấu bình thường khác.
Lựa chọn carry khi không một ai support
Ảnh: dotacaps.com
Đây cũng là điều tối kỵ trong Dota 2, khi mà không một ai trong team nhận thức được vai trò và tầm ảnh hưởng của các support. Có thể bạn không chơi tốt ở vị trí support, tuy nhiên hãy cứ thử và coi đó là một lần tập luyện nếu bị đặt trong trường hợp bắt buộc như vậy. Điều đó sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, cũng như không bị đặt nặng yếu tố thắng thua trong trận đấu đó. Thay vì cảm giác đánh 5 core rồi ăn hành ngay từ những phút đầu game, thì lựa chọn support có vẻ nhàn hạ mà hiệu quả cũng như mang lại cho bạn những phút giây thoải mái hơn.
Cố gắng không tranh đường với đồng đội
Ở mid nên là chỗ cho các cuộc đối đầu 1 -1, trừ khi kèo quá lệch và cần có support can thiệp. (Ảnh: In-game)
Thường thì mid lane sẽ là nơi mà phần đông người chơi muốn đi nhất trong mọi trận đấu. Đơn giản vì đi mid bạn sẽ có được lượng level lớn hơn so với mọi lane khác, cũng như đảm bảo được lượng gold khi không bị đì đọt quá thể như ở vị trí offlane. Tất nhiên, mật ngọt thì lắm ruồi, và đa phần người chơi ai cũng thích được thể hiện khả năng "solo mid như Dendi" của mình. Cũng chính vì trùng lặp sở thích cũng như vị trí, mà không ít lần có những game đấu có tới 2, thậm chí 3 hero đi mid ngay từ thời điểm đầu game.
Tuyệt đối tránh trường hợp như thế nếu bạn không muốn kéo cả mình và đồng đội cùng thọt. Thay vào đó, nếu bạn đi 2 hero ở bot hoặc top, cơ hội giết người của bạn sẽ cao hơn, khi mà lane mid khá ngắn và gần trụ, rất khó để gank ở thời điểm đầu game dù bạn có lợi thế về quân số đi nữa. Nếu thanh niên đi mid thay bạn kỹ năng tốt, chứng tỏ lựa chọn chuyển lane của bạn là chính xác. Ngược lại, bạn biết phải làm gì khi hết trận rồi đấy.
Đừng bao giờ sáng tạo quá giới hạn
Ảnh: dotacaps.com
Dota 2 là tựa game rất đề cao những sáng kiến, phát minh mới của người chơi. Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn của nó. Tất nhiên, nếu chứng minh được sự sáng tạo của mình là hữu dụng, bạn sẽ được coi là một thiên tài, người đi đầu cho một xu thế mới. Ví dụ như Meracle từng lên Gậy lốc cho Slark và đã thực sự thành công trong nhiều trận đấu.
Ngược lại, nếu bạn sáng tạo vượt ra ngoài giới hạn và không phát huy tác dụng, đồng đội chắc chắn sẽ dùng nhiều "mỹ từ" không hay để nói về bạn. Hãy cố gắng sáng tạo theo một logic hợp lý, đừng lên đồ theo kiểu Blink Dagger cho Anti Mage hay Queen of Pain, hay Shadow Blade cho Bounty Hunter hoặc Clinkz. Thậm chí nếu bạn có quan sát các game thủ để học theo họ, hãy chọn lọc những điểm tốt để học hỏi. Tiêu biểu là với Enternal Envy, khi không phải bất cứ việc gì anh ta làm bạn cũng nên học theo.
Tóm lại, Dota 2 là một trò chơi đòi hỏi tính đồng đội khá cao. Do đó, nếu bạn biết phát huy sức mạnh của cả đội thì chiến thắng sẽ nằm gọn trong tay bạn và đừng nên cay cú vì những chuyện không đáng có.
Bình luận (0)