Cô giáo với những bài giảng sống động
Những sinh viên (SV) Khoa Quan hệ quốc tế, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, không thể không ấn tượng với nữ giảng viên (GV) nhỏ nhắn, xinh đẹp cùng với bài giảng tràn ngập thông tin lý thú từ những trải nghiệm thực sự. Đó là Phạm Thủy Tiên, người đã từng đi 30 nước trong các chương trình giao lưu văn hóa, giao lưu sinh viên, hiện là GV môn giao tiếp liên văn hóa. Tất cả những chuyến đi này (kể từ hồi năm thứ 2 ĐH đến nay) đều do cô nộp hồ sơ và được tuyển chọn. Cô Tiên tốt nghiệp loại giỏi và được Khoa Quan hệ quốc tế giữ lại làm giảng viên.
Với quan niệm người GV thời nay đến lớp không chỉ để dạy mà còn chia sẻ kiến thức và truyền cảm hứng học tập cho các thế hệ đàn em, cô Tiên cho rằng: “Dạy môn giao tiếp liên văn hóa mà không đi đâu thì kiến thức chỉ giới hạn ở sách vở. Hoặc nếu đọc được ở trên mạng thì thông tin cũng đã được diễn đạt dưới lăng kính của người viết, có thể bị sai lệch. Những gì do chính mình trải nghiệm thì sẽ tạo cảm hứng cho chính bản thân và tạo được niềm tin cho SV hơn là trích dẫn từ người khác”.
tin liên quan
Chàng trai 'toàn cầu' và bí quyết xin việc ở công ty đa quốc giaTự nhận mình là người thích trải nghiệm những điều mới, Nguyễn Phan
Linh (cựu sinh viên ĐH International Pacific College - IPU, New
Zealand) đã thực hiện mục tiêu du học.
Tiết học được “live-stream”
SV của thạc sĩ Huỳnh Lưu Đức Toàn, GV môn tài chính doanh nghiệp, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, thì vô cùng thích thú khi mỗi tiết học lại được sử dụng Facebook 10 - 15 phút. Đó là thời gian SV được kết nối với các chuyên gia bên ngoài theo từng chủ đề môn học. Chẳng hạn như trưởng phòng tài chính của các công ty sẽ chia sẻ cách thẩm định dự án trong doanh nghiệp. Để giúp SV hiểu hơn về chứng khoán, thạc sĩ Toàn khuyến khích SV mở tài khoản chứng khoán để được dự đại hội cổ đông, để biết được thực tế ngoài kia công ty niêm yết họ họp gì, hoạt động ra sao, chứ trong bài giảng trên lớp, dù thầy có kể nhiều cũng vẫn khó hình dung.
tin liên quan
Cậu bé 5 tuổi kiếm được 1 triệu USD mỗi thángChỉ hơn một năm rưỡi, kênh Youtube Ryan ToysReview của cậu bé Ryan (5 tuổi ở Mỹ) đã trở thành một trong những kênh Youtube được nhiều người xem nhất thế giới. Nó đã mang lại cho cậu bé số tiền lớn từ doanh thu quảng cáo.
Ngoài ra, để bài giảng có tính thuyết phục và tạo được cảm hứng cho SV, thạc sĩ Toàn đưa những ví dụ gần gũi và sinh động nhất từ cuộc sống. Ví dụ như sự kiện Apple ra mắt iPhone 7, thạc sĩ Toàn biết nhiều SV dự định mua với hình thức trả góp. Vì thế, ông đưa ra một tình huống mua trả góp và yêu cầu sinh viên tính toán lãi suất của giao dịch này; từ đó rút ra kết luận là có nên mua hay không. Những điều tưởng nhỏ như vậy lại kích thích được sự quan tâm và tìm hiểu của SV trong quá trình học tập môn học. Thạc sĩ Toàn còn cho SV làm bài tập trực tiếp trên các nhóm của Facebook và bình luận ngay bên dưới, sau đó phản hồi bài làm đúng hay sai.
“Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như nắm bắt xu hướng SV đang quan tâm chính là cách truyền cảm hứng giúp SV có thêm động lực để học tập những môn tưởng chừng là khô khan nhưng thực ra rất thú vị”, thạc sĩ Toàn chia sẻ.
tin liên quan
3 anh em sửa xe miễn phí ngày ngập nước vào đề thi môn vănSáng nay 16.12, hàng ngàn học sinh khối lớp 8 tại quận 3, TP.HCM, có dịp bày tỏ những suy nghĩ của mình về 3 chàng trai sau khi tan ca làm đã xách đồ nghề sửa xe chạy tới điểm ngập trên đường Phan Huy Ích (quận Tân Bình, TP.HCM) để thay bugi, sửa xe miễn phí cho người dân.
Giúp sinh viên trải nghiệm
PGS-TS Đỗ Phú Trần Tình, GV môn lập và thẩm định dự án đầu tư, Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, chia sẻ: “Người GV tới lớp phải giữ được lửa cho mình để truyền cho người học. Thời nay thì vai trò kết nối, truyền cảm hứng giúp SV tự học, tự nghiên cứu là quan trọng nhất đối với người thầy. Muốn vậy, phải giảng bằng cả trí tuệ và cái tâm với nghề. Thông thường SV rất mong muốn bên cạnh những kiến thức lý thuyết thì thầy cần đưa ra thật nhiều tình huống thực tế để phân tích, đánh giá. Tốt nhất là được trải nghiệm thực tế, các em sẽ thích thú hơn là nghe lý thuyết khô khan”.
Để có được những kiến thức thực tiễn sống động về khởi nghiệp kinh doanh, tiến sĩ Tình phải tham gia rất nhiều dự án khởi nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên lập và thực hiện các dự án thực tế. Trong các giờ học, tiến sĩ Tình đề nghị từng nhóm SV lên báo cáo dự án của mình để thầy và các bạn trong lớp thẩm định. Nếu được duyệt, nhóm sẽ phân công nhiệm vụ cho từng người, ai phụ trách phân tích thị trường, ai làm kỹ thuật, ai lo tài chính...
tin liên quan
'Ông bà anh' vào đề kiểm tra học kỳ môn ngữ vănHôm nay, nhiều học sinh đã chia sẻ trên mạng xã hội về nội dung đề kiểm tra ngữ văn trích lời bài hát Ông bà anh của Lê Thiện Hiếu trong chương trình Sing my song.
Bình luận (0)