Theo báo cáo quốc phòng thường niên 2012 của tạp chí Jane’s Defence Weekly (JDW), nhiều nước châu Âu đang đối mặt với việc cắt giảm ngân sách quân sự do tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao. Tuy nhiên, nhiều chuyển động quân sự vẫn diễn ra khá sôi động tại cựu lục địa. Điển hình như việc NATO khảo sát triển khai tên lửa đánh chặn Patriot tại Thổ Nhĩ Kỳ giữa bối cảnh bất ổn gia tăng ở Syria. Ngoài ra, Tây Ban Nha đã thông qua việc cho phép 4 chiến hạm Mỹ trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis cập cảng nước này. Đây là diễn biến quan trọng đối với kế hoạch thiết lập lá chắn tên lửa tại châu Âu.
|
Cũng trong năm nay, thông qua NATO, Mỹ cùng 11 nước châu Âu đã có nhiều bước tiến hơn đối với chương trình hợp tác nâng cao khả năng vận chuyển không quân chiến lược. Đồng thời, chương trình phát triển dòng máy bay vận tải quân sự Airbus A400M, thay thế loại C-130 Hercules, của các nước thuộc cựu lục địa cũng đạt nhiều tiến bộ khi những lần bay thử nghiệm đều đạt kết quả tích cực. Dự kiến, nhiều nước thuộc châu lục này sẽ sớm nhận những chiếc máy bay A400M đầu tiên. Ngoài ra, hơn 10 nước ở châu Âu cùng với Mỹ năm nay có được thỏa thuận nổi bật trị giá 1,7 tỉ USD về chương trình hợp tác do thám bằng máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk.
Đặc biệt, về không quân, các nước châu Âu năm nay tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch việc trang bị chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 dù đối mặt không ít rào cản. Hồi giữa năm, không quân hoàng gia Anh tiếp nhận chiếc F-35 đầu tiên. Đồng thời, London đưa ra thông báo sẽ trang bị chiến đấu cơ F-35 phiên bản C cho tàu sân bay lớp Queen Elizabeth mà Anh đang hoàn thiện. Trước đó, vào tháng 4, Hà Lan tuyên bố sẵn sàng nhận loại máy bay chiến đấu tối tân này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đặt hàng để trở thành một trong những nước đầu tiên sở hữu F-35. Tương tự, Na Uy hồi tháng 6 đặt mua 2 chiếc đầu tiên trong tổng kế hoạch trang bị đến 52 chiến đấu cơ loại này. Dự kiến, tổng gói trang bị F-35 của Na Uy có thể khiến nước này tiêu tốn đến 10 tỉ USD.
Cũng trong năm nay, dù không quá phô trương nhưng các nước châu Âu vẫn tiếp tục thúc đẩy nhiều chương trình hiện đại hóa hải quân. Vào tháng 1, hải quân Pháp tiếp nhận chiếc thứ 3 thuộc lớp tàu đổ bộ Mistral và quá trình đóng chiếc thứ 4 cũng đang được xúc tiến. Hải quân Hà Lan thì tiếp nhận chiếc đầu tiên trong tổng đơn hàng 4 chiếc tàu tuần tra xa bờ lớp Holland có độ choán nước lên đến 3.750 tấn. Hồi tháng 5, Đức tiết lộ dự định tích hợp tên lửa đánh chặn SM-3 hiện đại cho tàu hộ tống lớp Sachsen mà nước này đang sở hữu... Trong khi đó, để trang bị cho lục quân, nhiều nước châu Âu đặt mua hàng trăm xe bọc thép tấn công chiến thuật cùng một số khí tài hỗ trợ khác.
Canada vững bước Theo báo cáo thường niên của JDW, Canada dự định chi ra khoảng 240 tỉ USD để mua sắm khí tài cho hải, lục và không quân trong khoảng thời gian 20 năm. Trong đó, kế hoạch trang bị chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 dường như có thể bị hủy bỏ vì mức chi phí quá lớn. Tuy nhiên, như truyền thông quốc tế dẫn lời giới chuyên gia nhận định Canada chắc chắn sẽ vẫn phải trang bị chiến đấu cơ tối tân. Thậm chí, nước này có thể chuyển sang tham gia các kế hoạch hợp tác phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6. Cũng theo JDW, Công ty đóng tàu Irving đã được chọn để thực hiện đơn hàng gồm 21 tàu chiến. Ngoài ra, để trang bị cho lực lượng lục quân, Canada vừa thông qua đơn hàng trị giá gần 600 triệu USD để mua 500 xe tuần tra bọc thép chiến thuật. Một hợp đồng cung cấp xe cận chiến cũng có thể sớm được thông qua trong vài tháng tới. |
Ngô Minh Trí
>> Nhật điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc
>> Chiến đấu cơ Nhật cất cánh đuổi máy bay Trung Quốc
>> Nga thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình T-50
>> Chiến đấu cơ Trung Quốc rơi xuống nhà dân
>> Chiến đấu cơ Trung Quốc đâm xuống nhà dân
>> Cha đẻ chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc qua đời
>> Chiến đấu cơ Trung Quốc đã cất, hạ cánh trên tàu sân bay
>> Hamas tuyên bố bắn rơi chiến đấu cơ F-16 của Israel
>> Chiến đấu cơ F-22 của Mỹ bị rơi
Bình luận (0)