Tượng Phật bốn tay lâu đời nhất do cư dân vùng chợ Ba Thê (An Giang) tìm thấy năm 1913 trong lòng đất sâu. Theo đoán định của các nhà khảo cổ học, tượng tạo tác từ thế kỷ thứ II, cao 1,7m - chiều ngang hai đầu gối 1,16m - hai vai rộng 0,8m - hiện đang thờ tại chùa Linh Sơn gần chợ Vọng Thê. Hai bên tượng có để hai tấm bia cổ (đào thấy dưới lòng đất trước đó) có khắc chữ viết cổ, mỗi tấm cao khoảng 1,8m; bề ngang 0,82m; dày khoảng 0,24m. Cả tượng Phật bốn tay và hai tấm bia trên đã được Nhà nước công nhận là các hiện vật của nền văn hóa Óc Eo, cần giữ gìn và tiếp tục nghiên cứu để lập hồ sơ khoa học.
Đèn tranh cát nghệ thuật Bồ tát Chuẩn Đề đầu tiên nặng 22,5 kg, cao 101 cm, chu vi mép trên 65 cm, chu vi giữa thân đèn (bằng thủy tinh) 80,5 cm, chụp đèn cao 53 cm, được 4 nghệ nhân làm trong một tháng - từ 25.3 đến 25.4.2008. Hình Bồ tát Chuẩn Đề làm bằng cát trắng Cam Ranh và cát nhiều màu lấy từ Phan Rí, Hòn Rơm, Mũi Né, do Công ty Mỹ Việt thiết kế với 3 mắt, 18 cánh tay. Các cánh tay phía trái cầm phướn Như Ý, bông sen đỏ, bình cam lồ, chuỗi hạt kim cương, bánh xe Pháp (xa luân), pháp loa, bình Như Ý, kinh Đại Bát nhã Ba-la-mật. Các cánh tay phía phải cầm gươm, xâu chuỗi ngọc, búa, thiết câu, chuỗi hạt...
|
Bài hát đầu tiên chính thức được chọn làm đạo ca - đó là bài Phật giáo Việt Nam của nhạc sĩ Lê Cao Phan sáng tác cách đây 58 năm để chào mừng Hội nghị Phật giáo toàn quốc tổ chức tại chùa Từ Đàm (Huế) vào tháng 5.1951, với tiết tấu hùng tráng, âm giai đô trưởng, nhịp hành khúc, nhanh chóng đi vào lịch sử sinh hoạt của Phật giáo đồ Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ qua. Đến 2007, bản Phật giáo Việt Nam được Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ VI công nhận là đạo ca. Tác giả - ông Lê Cao Phan - sinh năm 1923 tại làng Ngô Xá Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, là nhà giáo dạy ngoại ngữ và các môn nghệ thuật, sáng tác nhiều ca khúc Phật giáo và nhạc thiếu nhi, song nổi tiếng nhất vẫn là bài Phật giáo Việt Nam.
Đợt hoằng pháp lớn nhất ra nước ngoài do hòa thượng Thích Chơn Thiện, đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo dẫn đầu, với 24 thành viên, đi qua các nước Pháp, Cộng hòa Czech, Ba Lan, Hungary, Ukraine, Nga trong mùa báo hiếu 2008, kéo dài từ ngày 20.8 đến 10.9, nhằm góp phần chuyển tải giáo lý nhà Phật và văn hóa nguồn cội đến với cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
|
Tác phẩm thi hóa kinh Hiền Ngu dài nhất do nhà thơ Phạm Thiên Thư chuyển thể thành 12.062 câu thơ lục bát, in lần đầu tiên 1971, dày hơn 460 trang, lấy tựa Kinh Hiền hội hoa đàm và tái bản năm 2006 bởi NXB Văn Nghệ TP.HCM.
Người viết cuốn thư pháp Bát nhã tâm kinh với kích cỡ lớn nhất - đó là cư sĩ Tuệ Chiếu, dùng nghệ thuật thư pháp chép trọn cuốn Bát nhã tâm kinh do hòa thượng Thích Thanh Từ giảng giải, gồm 62 trang, rộng 55 cm, dài 80 cm, dày 5 cm, từ đầu năm 2008 đến cuối năm là xong. Khi hoàn thành, quyển kinh thư pháp đặt trong chiếc hộp bằng gỗ căm xe dài hơn 91 cm, rộng hơn 66 cm, trên mặt hộp chạm khắc hình hoa sen và 4 góc của mặt hộp đều có chạm 4 nụ sen cao khoảng 5 cm.
Nhà báo cao tuổi nhất - đó là nhà báo Tống Hồ Cầm (Tâm Bửu) sinh năm 1918 tại Huế, viết báo từ những năm của thập niên 1940 trên nhiều tờ ở Huế, Đà Lạt, Sài Gòn, làm Tổng thư ký tòa soạn Báo Từ Quang và là một trong những người đứng ra tổ chức, thực hiện biên tập và xuất bản Báo Giác Ngộ. Đến nay, ông bước qua tuổi 91 với bề dày hơn 70 năm hoạt động báo chí, đã nhận nhiều huân chương, bằng tuyên dương công đức của giáo hội và bằng khen của Chính phủ, trong đó có Huân chương Độc lập hạng 3 của Chủ tịch nước trao năm 2008.
Một số kỷ lục còn lại cũng được VIETKINGS cùng các vị chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam công bố và trao giấy xác nhận: Lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ lớn nhất Côn Đảo (ngày 25.4.2009), Ngôi chùa trên đảo lớn nhất, rộng 33 hecta, với 72 tượng Phật và pho Quan m nặng 10 tấn (chùa Trúc Lâm trên đảo Hòn Tre ở Nha Trang), Lễ quy y cho đồng bào dân tộc thiểu số lớn nhất (gồm 3.755 đạo hữu là đồng bào dân tộc ít người ở tỉnh Kon Tum ngày 19.4.2009), Hội trại Phật giáo dành cho tuổi trẻ thường xuyên và lớn nhất (do Báo Giác Ngộ tổ chức hằng năm từ 2006 đến nay), Những công trình xuất bản về văn hóa Phật giáo đầu tiên bằng tiếng Ê Đê... |
Giao Hưởng
Bình luận (0)