Từ 1.8, Nghị định số 46/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được áp dụng với mức phạt nặng hơn, thay thế Nghị định số 171/2013 và Nghị định số 107/2014.
Đại úy Trần Thị Hồng Nhung, Phó Đội trưởng Đội Tuyên truyền Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết từ 1.8, điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.25 miligam đến 0.4 miligam/1 lit khí thở sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng, tước Giấy phép lái xe (GPLX) từ 1 đến 3 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.
Mức phạt này tăng nặng so với mức xử phạt cũ là từ 500.000 - 1.000.000 đồng, tước GPLX 1 tháng, tạm giữ xe 7 ngày.
tin liên quan
Bị CSGT thổi, người lái xe có quyền đòi xem chứng cứ?Trong một số trường hợp, người tham gia giao thông có quyền yêu cầu CSGT giải trình hoặc đưa ra chứng cứ vi phạm hành chính trước khi ký biên bản.
Ngoài ra, nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/1 lit khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng, tước GPLX 3 đến 5 tháng, tạm giữ xe 7 ngày (mức xử phạt cũ là từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, tước GPLX 2 tháng).
Trong trường hợp người lái xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng và tước GPLX từ 3 - 5 tháng (tăng 1.000.000 đồng so với mức xử phạt quy định tại Nghị định số 171/2013).
|
Việc điều khiển xe máy vi phạm điều khiển xe chạy tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h cũng bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng; quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h thì bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng; quá tốc độ quy định trên 20 km/h thì bị phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng (tăng 1.000.000 đồng so với mức cũ), tước GPLX từ 1 - 3 tháng.
Người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn thì bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, tước GPLX từ 2 - 4 tháng.
Ngoài ra, các lỗi phổ biến dành cho các "anh hùng đường phố" như: buông hai tay, lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ gây tai nạn mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 - 14.000.000 đồng, tước GPLX từ 3 - 5 tháng, tạm giữ xe 7 ngày đối với hành vi.
Bình luận (0)