Hiểu đúng, hiểu đầy đủ về một phương pháp giải quyết “tận gốc” hàm hô, móm không cần niềng răng với những lưu ý đặc biệt quan trọng sẽ giúp bạn cẩn thận hơn trong lựa chọn của mình.
Hình ảnh một diễn viên múa sau phẫu thuật hàm hô với bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung - Ảnh: C.P
|
Khi xã hội ngày càng xem trọng vai trò của ngoại hình thì cũng là lúc ngành dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ lên ngôi với những bước tiến vượt bậc về cả chất lượng và số lượng. Phong cách làm đẹp Hàn Quốc nhanh chóng trở thành sự lựa chọn yêu thích của rất nhiều người Việt khi đề cao yếu tố tự nhiên hoàn hảo và tính nhân văn sâu sắc. Một trong những kỹ thuật mới du nhập vào nước ta, góp phần làm đẹp nụ cười đang rất được quan tâm là phẫu thuật chữa hàm hô, móm không cần niềng răng.
Hô, móm do đâu?
Không ít người mắc phải tình trạng hô, móm nhưng không hiểu vì sao mình lại bị như vậy. Thường người ta hay hiểu lầm về nguyên nhân gây hô, móm cho là nguyên nhân là do răng và biện pháp duy nhất là niềng. Chính điều này đã dẫn tới một loạt sai lầm về chẩn đoán và điều trị, kết quả “hô vẫn hoàn hô, móm còn nguyên móm”.
Theo TS-BS Nguyễn Phan Tú Dung (Bệnh viện Thẩm mỹ Hàn Quốc JW): “Hô, móm được phân ra 3 dạng chính: do răng, do hàm và do cả 2 nguyên nhân trên. Tùy từng trường hợp, cách điều trị cũng khác biệt. Nếu do răng thì niềng là hợp lý, còn do hàm thì chỉ có phẫu thuật mới mang lại kết quả cao. Người bác sĩ phải nhận định chính xác nguyên nhân, chỉ định đúng phương pháp để giải quyết hô, móm và quan trọng hơn là điều chỉnh khớp cắn khít lại”.
Phẫu thuật hàm cần lưu ý những gì ?
Phẫu thuật hàm là một ca làm đẹp tương đối phức tạp. Giới chuyên môn cho rằng, có một số vấn đề khó khăn mà phải là bác sĩ giỏi, có tay nghề, được đào tạo bài bản lâu năm mới có thể giải quyết được.
Đầu tiên và quan trọng nhất là khớp cắn. Bác sĩ nha khoa và thẩm mỹ cần có sự phối hợp nhịp nhàng để điều chỉnh sai lệch. Cần đánh giá chi tiết tình trạng của khớp cắn (có lệch không và mức độ như thế nào) thông qua việc lấy dấu răng, chụp phim X-quang... Một số trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc không xử lý hết hô, móm hoàn toàn (còn khoảng 10 - 15%) để khớp cắn đảm bảo. Bởi nếu can thiệp làm hàm hết hô, móm triệt để mà khớp cắn không khít sẽ làm ảnh hưởng tới việc ăn, nhai và gây bệnh lý về sau.
Một vấn đề nữa là bảo toàn tủy răng. Sau phẫu thuật hàm, tình trạng tê buốt một hoặc cả hàm là bình thường và sẽ hồi phục sau từ 3 - 6 tháng, nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá lâu thì cần phải xem lại quá trình phẫu thuật hàm có ảnh hưởng tới tủy răng hay không và cần xử lý sớm nhất để không mất răng.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó chính là xử lý xương chết. Trong quá trình phẫu thuật, bột xương và mảnh xương vỡ còn sót lại có thể gây viêm nhiễm tạo thành ổ tụ dịch nhiễm trùng. Bác sĩ cần xử lý những vụn xương dư thừa một cách cẩn thận với máy móc chuyên dụng nhằm tránh những biến chứng không đáng có.
Ngoài ra, có một số vấn đề cần sự lưu ý đặc biệt của người bác sĩ như: có cần phối hợp niềng răng hay không; cấu trúc xương mặt (gò má, cành hàm, góc hàm) đã hài hòa chưa… để đưa ra chỉ định phù hợp nhất.
Vẫn biết rằng hô móm là một rào cản tâm lý lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tự tin của nhiều người, nhưng đứng trước một giải pháp mới, chúng ta cần tỉnh táo và xem xét trên nhiều góc độ để chọn ra một địa chỉ thẩm mỹ an toàn, sao cho kết quả phải vừa đẹp vừa bảo toàn sức khỏe.
Bình luận (0)