Giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt sẽ góp phần giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt cũng như nâng cao hiệu quả quản lý, minh bạch trong các hoạt động thanh toán.
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt
Theo Tạp chí Tài chính thống kê từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau thời gian triển khai thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đến nay đã có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động, với số lượng giao dịch lên đến vài trăm triệu tỷ đồng.
Bản chất của xu hướng TTKDTM chính là hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, giảm thiểu chi phí xã hội. Hoạt động này sẽ trực tiếp làm giảm số lượng tiền mặt đang được lưu hành trên thị trường bằng cách khuyến khích từng người tiêu dùng TTKDTM. Họ có thể sử dụng các dịch vụ thu chi, thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến mà không làm thay đổi giá trị tiền mặt tương đương. Có sự xuất hiện của tiền mặt hay không chính là sự khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt.
|
Dễ dàng sử dụng, đảm bảo an toàn và bảo mật khi thanh toán
TTKDTM sẽ mang lại lợi ích cho tất cả người tiêu dùng, người bán hàng và tổ chức tín dụng (chủ yếu là ngân hàng) và tổng thể hơn là nền kinh tế. Một khi người tiêu dùng thấy được lợi ích và duy trì thường xuyên thói quen thanh toán này, chắc chắn cả nền kinh tế sẽ có sự dịch chuyển theo hướng số hóa và tích cực hơn.
Kể đến vài lợi ích của TTKDTM như: Nhanh chóng thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch ở xa; an toàn tránh được các rủi ro mang tiền mặt trong người như mất cắp hoặc rách, mất góc không thể sử dụng được, đảm bảo chính xác số tiền cần thanh toán, nhất là khi phải trả các khoản lớn, số lẻ.
|
Theo đánh giá của ban tổ chức Ngày hội không dùng tiền mặt “Sóng Festival” diễn ra vào đầu tháng 11 tại Hà Nội, các bạn sinh viên tham dự sự kiện đã tỏ ra rất thích thú khi được trải nghiệm công nghệ TTKDTM, công nghệ thanh toán không tiếp xúc hiện đại và tiên tiến nhất từ các ngân hàng, tổ chức tài chính và tổ chức thẻ quốc tế. Sự thành công về số lượng thẻ và tài khoản mở mới của các đơn vị tham gia chương trình cho thấy sự hào hứng của giới trẻ đối với xu TTKDTM cũng như đối với những tiện ích rất “sát sườn” mà các công cụ tài chính hiện nay mang lại.
Quản lý chi tiêu thông minh khi thanh toán bằng thẻ hoặc trực tuyến
Việc thanh toán qua thẻ hoặc các ứng dụng Banking trực tuyến không còn quá xa lạ đối với người tiêu dùng. Không chỉ đi ăn uống, mua sắm mới có thể thanh toán qua thẻ mà những việc khác thông qua tài khoản trực tuyến có chung liên kết với thẻ như Mobile/ Internet Banking việc chuyển tiền lương, gửi tiền cho gia đình cũng có thể thực hiện một cách dễ dàng, an toàn nhất.
Nhạy bén với các xu thế thanh toán hiện đại, ABBANK mang đến nhiều dòng sản phẩm Thẻ nổi bật như Thẻ Chip nội địa YOUcard tích hợp công nghệ contactless (không tiếp xúc) đáp ứng nhu cầu thanh toán các dịch vụ cơ bản nhất như điện, nước, cước phí internet, điện thoại, truyền hình, chuyển tiền nhanh chóng và áp dụng miễn phí khi giao dịch.
Hoặc khi cần thanh toán cho nhu cầu mua sắm, du lịch, nghỉ dưỡng… kể cả trong hay ngoài nước, cũng có thể chọn các sản phẩm thẻ tín dụng ABBANK Visa Travel hoặc ABBANK Visa Cashback với các chính sách hoàn tiền hấp dẫn khoảng 5% hoặc lên tới 7,2 triệu đồng/năm. Ngoài ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn thiết kế dành riêng cho khách hàng của ABBANK như “Hoàn tiền bao la – Thả ga mua sắm” - hoàn 10% giá trị trên mỗi giao dịch thanh toán thành công bằng thẻ quốc tế ABBANK Visa, “Miễn phí thường niên cùng thẻ ABBANK Visa”, tặng túi xách du lịch cho khách hàng mở mới thẻ Visa Travel,…
|
Như vậy, TTKDTM bằng hình thức thanh toán thẻ hoặc trực tuyến cho các nhu cầu tiêu dùng sẽ ngày càng dễ dàng và an toàn hơn vì hiện nay có rất nhiều công cụ để hỗ trợ. Người tiêu dùng chỉ cần nắm bắt công nghệ, bỏ chút thời gian tìm tòi và chọn đúng ngân hàng sẽ hoàn toàn yên tâm trong việc quản lý chi tiêu của mình.
Bình luận (0)