Những năm tháng âm thầm chuẩn bị giúp Ukraine xoay chuyển tình thế

Khánh An
Khánh An
Khánh An
31/01/2023 14:45 GMT+7

Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, Ukraine đã củng cố và hiện đại hóa quân đội với những quyết định giúp đem lại khả năng kháng cự hiệu quả.

Những năm tháng âm thầm chuẩn bị giúp Ukraine xoay chuyển tình thế - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine mang vũ khí đến thành phố Irpin vào tháng 3.2022

AFP

Vào thời điểm Nga sáp nhập Crimea, mà hệ quả là cuộc xung đột ở vùng Donbass phía đông Ukraine vào năm 2014, quân đội Ukraine đang trong tình trạng rất thiếu thốn, khi chỉ có 6.000 binh sĩ sẵn sàng chiến đấu trong lực lượng 140.000 binh sĩ.

Theo trang Insider, trong những năm sau đó, quân đội Ukraine đã có một giai đoạn chuẩn bị để đủ khả năng chống lại chiến dịch quy mô lớn của Nga vào tháng 2.2022.

Theo báo cáo của Viện các Quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) đánh giá 5 tháng đầu tiên của chiến sự, những quyết định của Kyiv trong khoảng 8 năm đó đã giúp hiện đại hóa thiết bị và năng lực của quân đội.

Những năm tháng âm thầm chuẩn bị giúp Ukraine xoay chuyển tình thế

Khôi phục pháo binh

Nhận thức năng lực pháo binh Nga, Ukraine củng cố lực lượng pháo binh của mình vốn đã giảm dần trước năm 2014.

Ukraine lập những đơn vị mới giúp tăng gấp đôi tổng sức mạnh tính đến tháng 2.2022 và giúp nước này có "lực lượng pháo binh lớn nhất ở châu Âu sau Nga", theo báo cáo.

Dù dự trữ đạn pháo được cho là bị phía Nga phá hoại từ năm 2014-2018, Ukraine vẫn có đủ đạn pháo "trong hơn 6 tuần" xung đột cường độ cao.

Những năm tháng âm thầm chuẩn bị giúp Ukraine xoay chuyển tình thế - Ảnh 2.

Pháo binh Ukraine khai hỏa tại Zaporizhzhia vào tháng 12.2022

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH INSIDER

Ukraine còn hiện đại hóa pháo binh bằng cách sử dụng radar do Mỹ sản xuất, trang bị UAV giúp pháo binh do thám và xác định mục tiêu, cũng như áp dụng hệ thống bản đồ tình báo nhằm giảm sự điều động các đơn vị pháo binh đến 80%. Việc huấn luyện pháo binh cũng được tăng cường.

Kết quả là thời gian để phá hủy một mục tiêu chưa hoạch định trước đã giảm đến 2/3, còn thời gian để khai hỏa phản pháo giảm 90%.

Xung đột Ukraine khẳng định vị thế "thần chiến tranh" của pháo binh

Xe tăng và chống tăng

Phần lớn trong số 30 tiểu đoàn với tổng cộng 900 xe tăng mà Ukraine sở hữu trong năm ngoái được thành lập trong giai đoạn 2014-2018, khi Ukraine bổ sung 500 xe tăng.

Tuy nhiên, số xe tăng của Nga vẫn cao hơn gấp 4 lần vào thời điểm đầu chiến sự. Nhằm bù đắp vào sự thất thế đó, quân đội Ukraine đã điều chỉnh học thuyết về xe tăng và bắt đầu dùng chúng để khai hỏa gián tiếp như pháo.

Những năm tháng âm thầm chuẩn bị giúp Ukraine xoay chuyển tình thế - Ảnh 3.

Tháp pháo xe tăng được sửa chữa tại một nhà máy ở Kyiv

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH INSIDER

Để làm điều này, lực lượng thiết giáp Ukraine dùng những thiết bị hướng dẫn đặc biệt và công nghệ hiện đại khác, cùng việc truyền thông tin tự động đến các xe tăng khác. Điều này giúp chúng có độ chính xác cao trong phạm vi lên đến 10 km và giảm thời gian điều chỉnh để phối hợp hỏa lực xuống còn vài giây.

Xe tăng chủ lực phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ vượt trội xe tăng Nga?

Cuộc chiến trên bầu trời

Sau năm 2014, Ukraine cố gắng hiện đại hóa không quân và khi chiến sự bùng nổ, nước này có 50 chiếc MiG-29, 32 chiếc Su-27 cũng như một số chiếc Su-24 và Su-25. Nhưng phía Ukraine vẫn kém hơn Không quân Nga về mọi mặt, theo RUSI.

Do đó, Ukraine tập trung vào sự sống còn bằng cách huấn luyện các đơn vị phân tán máy bay từ những căn cứ chính đến các sân bay thứ cấp. Các phi công cũng được huấn luyện để duy trì và sửa chữa các máy bay chiến đấu bị thiệt hại trong điều kiện họ phải đối diện trên chiến trường.

Những năm tháng âm thầm chuẩn bị giúp Ukraine xoay chuyển tình thế - Ảnh 4.

Tiêm kích MiG-29 của Ukraine tại sân bay Vasilkov vào tháng 11.2016

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH INSIDER

Theo báo cáo, do những phi công Ukraine biết rõ những hạn chế của các máy bay và "năng lực đáng sợ" từ những vũ khí chống máy bay của Nga, họ đã tập luyện rất nhiều về bay tầm thấp trên lãnh thổ và rất thuần thục với việc lợi dụng địa hình nhằm tránh bị radar phát hiện.

Ukraine còn ưu tiên năng lực phòng không. Lực lượng công binh vô tuyến có nhiệm vụ cảnh báo về không kích đã tổ chức lại sau năm 2014 nhằm đảm bảo khả năng phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 300-400 km để điều các chiến đấu cơ và lực lượng tên lửa phòng không hành động.

Không quân Nga bộc lộ yếu kém gì khi cuộc xung đột Ukraine kéo dài?

Những đơn vị này cũng được trang bị radar tốt hơn.

Thêm binh sĩ giỏi

Những binh sĩ Ukraine được điều đến Donbass đã phát triển kỹ năng rất tốt trong việc hiểu rõ chiến trường và chuẩn bị đối phó sự leo thang của Nga.

Ở cấp độ chiến thuật, họ tự tin về việc được chuẩn bị và huấn luyện tốt hơn đối phương.

Trong khi đó, giới tướng lĩnh Ukraine vẫn lo ngại về khả năng pháo binh Nga gây hạn chế năng lực của họ và tấn công vào các tuyến tiếp tế. Vấn đề này trở nên đáng lo ngại hơn bởi tình trạng thiếu người.

Những năm tháng âm thầm chuẩn bị giúp Ukraine xoay chuyển tình thế - Ảnh 5.

Các binh sĩ Nga ở Donetsk vào tháng 12.2014

AFP

Trước năm 2022, quân đội Ukraine đã cố gắng duy trì lực lượng và những năm đó giúp nước này có lực lượng dân sự đông đảo đã qua huấn luyện quân sự. Ngoài ra, nước này còn thành lập Lực lượng Phòng vệ lãnh thổ (TDF).

TDF thành lập vào tháng 1.2022 và chưa có đủ thời gian nhận vũ khí hạng nặng và cơ chế chỉ huy-kiểm soát cần thiết. Do đó, giới chỉ huy đã xác định những vấn đề này và vai trò của TDF đã gia tăng từ việc giữ an ninh hậu phương lên khả năng giữ trận địa để giúp các lữ đoàn cơ động tấn công.

Lực lượng Nga lộ điểm yếu chết người nào trong cuộc xung đột ở Ukraine?

Theo báo cáo, khi lực lượng Nga vấp phải sự kháng cự của Ukraine vào đầu chiến dịch, họ đã bất ngờ với những chỉ đạo từ Moscow, trong khi các binh sĩ Ukraine "đã chuẩn bị về tâm lý và thực tiễn cho cuộc chiến này trong 8 năm". Những khác biệt này được cho là có ý nghĩa quyết định kết quả trong 72 giờ đầu của chiến sự.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.