• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Những ngôi sao cô độc

25/10/2012 10:28 GMT+7

(TNO) Các nhà thiên văn học Mỹ cho rằng quầng sáng hồng ngoại bí ẩn chạy ngang bầu trời đêm có thể liên quan đến những ngôi sao bị cô lập nằm ngoài biên giới các thiên hà.

Trưởng nhóm Asantha Cooray của Đại học California ở Irvine (Mỹ) cho hay quầng sáng hồng ngoại trên nền trời đêm lâu nay vẫn là một bí ẩn lớn chưa có lời đáp.

Tuy nhiên, sau khi phân tích dữ liệu thu được từ kính thiên văn không gian Spitzer của NASA, có lẽ những ngôi sao trên từng thuộc về các thiên hà nào đó trước khi những cuộc sáp nhập đầy bạo lực đã quẳng chúng khỏi ngôi nhà quen thuộc.

“Chúng tôi có chứng cứ mới cho thấy ánh sáng trên thuộc về những ngôi sao đang lây lất trong không gian giữa các thiên hà. Nếu đứng riêng lẻ, chúng quá yếu để có thể thấy được từ Trái đất, nhưng cảnh tượng mà chúng ta thấy được chính là ánh sáng tập hợp của chúng”, theo chuyên gia Cooray.

Để rút ra kết luận trên, các chuyên gia sử dụng Spitzer nghiên cứu một góc trời rộng, với vòng cung tương đương đường kính của 50 lần trăng tròn ghép lại, theo chuyên san Nature.

Các chuyên gia cho biết sẽ thực hiện thêm cuộc nghiên cứu mới, lần này bằng kính viễn vọng quang học Hubble, để xác định liệu dự đoán trên có chính xác hay không.

Hạo Nhiên

>> Phát hiện hệ thống một hành tinh với bốn ngôi sao
>> Những ngôi sao bị ruồng bỏ
>> Cận cảnh cuộc xung đột của thiên hà
>> Phát hiện thiên hà xa nhất

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.