Sau đây là những phát hiện “quái đản” nhất trong lĩnh vực khoa học năm 2017, theo tổng hợp của Live Science.
Giun hai đầu
|
Sau khi lên vũ trụ và quay về địa cầu, nhiều giun dẹp (tên khoa học là Dugesia japonica) trải qua một số thay đổi đáng kể. Một cá thể mọc thêm đầu ở phần đuôi, trong khi những đối tượng còn lại phản ứng khác nhau trong môi trường nước và chứa các cộng đồng vi khuẩn được xem là chẳng giống với nhóm giun chưa từng chu du không gian. Phát hiện này chứng tỏ tình trạng vi trọng lực có thể tạo nên những tác động không ngờ tới đối với giun, từ đó hé lộ cách thức các hệ thống sinh học của cá thể sống tương tác với trọng lực và trường địa từ của trái đất.
tin liên quan
Những mỏ vàng mang tên SaffronMỡ trôi thành nhiên liệu
Từ tảng băng trôi ắt hẳn không xa lạ đối với nhiều người, giờ hãy tưởng tượng “mỡ trôi”, một tảng chất thải khổng lồ kết dính từ dầu ăn, tã giấy và những loại rác sinh hoạt khác làm tắc nghẽn cống rãnh. Ban đầu, giới chức Anh chẳng biết nên làm thế nào với nó, nhưng sau đó họ quyết định chiết xuất chất béo từ mỡ trôi để làm dầu diesel sinh học. Đây là loại dầu sạch hơn nhiên liệu hóa thạch. Tảng mỡ trôi ở Anh dự kiến sẽ ép được hơn 7.500 lít dầu.
Người phụ nữ dũng mãnh
Một chiến binh Viking được hạ táng với đồ tùy thân trên chiến trường, như cung tên, đao kiếm, nhưng lại không phải là nam giới như các nhà khoa học vẫn tưởng. Kết quả phân tích ADN cho thấy người này là nữ. Hài cốt của bà được tìm thấy trên đảo Björkö (Thụy Điển), làm dấy lên nghi vấn về vai trò của phái yếu trong xã hội Viking, những chiến binh thuộc hàng giỏi nhất và khát máu nhất trong lịch sử loài người.
Những viên cầu bí ẩn
|
Giới khoa học vẫn chưa giải thích được sự tồn tại của một thứ gì đó trông giống như quả bóng nước hoặc thạch nấu đông khổng lồ, được phát hiện ngoài bờ tây của Na Uy. Họ chưa thể xác định được liệu chúng phải chăng là trứng của loài sinh vật như mực chẳng hạn, hay một thứ hoàn toàn khác. Bóng nước có bề ngang khoảng 1 m, và các chuyên gia đang nỗ lực nghiên cứu chúng.
Tinh tinh cũng nghỉ thai sản
Ngay sau khi tinh tinh cái trong hoang dã sinh nở, con đực sẽ lập tức trộm tinh tinh con và ăn thịt nó. Thảm trạng này có thể giúp giải thích nguyên nhân đằng sau sự rời đàn tạm thời của nhiều tinh tinh chuẩn bị làm mẹ, và được giới khoa học tạm gọi là “nghỉ thai sản”. Cứ như vậy, mỗi lần chuẩn bị chuyển dạ, tinh tinh cái lại bỏ đàn mới có thể bảo toàn được đứa con.
Loài ăn thịt ở nơi sâu nhất
Cá biển sâu thường gây sốc bởi hình dạng dữ tợn của chúng, và loài cá thằn lằn răng nhọn (tên khoa học là Bathysaurus ferox), cũng không ngoại lệ. Trong một đợt quăng lưới, tàu cá thả neo ngoài khơi phía đông Úc tình cờ đã bắt được con vật này. Loài B.ferox thường nằm chôn mình bên dưới các trầm tích của thềm biển ở độ sâu từ 1.000 - 2.500 m và kiên nhẫn đợi con mồi tiếp cận. Một số loài cá thằn lằn có thể phát sáng, nhưng chưa rõ B.ferox có năng lực này hay không.
tin liên quan
Tìm được hố đen xa nhất từ trước đến nayNúi lửa trong ngày phán quyết
Một đợt phun trào núi lửa có thể đã chôn vùi cả triều đại Ai Cập cổ, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực khí hậu. Các vật chất do núi lửa tống ra trong quá trình hoạt động có thể làm gián đoạn các mô hình khí hậu bình thường, bao gồm những đợt gió mùa ở Ai Cập. Mùa gió khô hạn hơn gây thiệt hại cho hoa màu, dẫn đến nạn đói và tình trạng bất ổn chính trị vào thời vương triều Ptolemaic cai trị Ai Cập (năm 305 đến 30 trước Công nguyên).
Não tự xử lý neuron vô dụng
Nghe qua có vẻ khó tin, nhưng khi con người học hỏi, não bộ sinh ra tế bào mới và sau đó nhanh chóng tiêu diệt một số theo hiện tượng được gọi là “dây thần kinh bị tàn sát hàng loạt”. Ý tưởng này được đưa ra nhằm giải thích nguyên nhân đằng sau sự phồng lên và co lại của não bộ trong quá trình học cái mới. Có vẻ như bộ não đơn giản là chỉ tìm cách rũ bỏ những tế bào thần kinh không giúp ích được gì khi cần tiếp thu kiến thức mới.
Bình luận (0)