Những quan niệm sai lầm khi sử dụng smartphone

29/06/2015 08:15 GMT+7

(TNO) So với cách nay khoảng một thập kỷ, công nghệ trên chiếc di động đã có những bước tiến rõ rệt về phần cứng và phần mềm. Điều này khiến cho nhiều quan niệm về việc sử dụng di động không còn phù hợp nữa nếu áp dụng cho smartphone ngày nay.

(TNO) So với cách nay khoảng một thập kỷ, công nghệ trên chiếc di động đã có những bước tiến rõ rệt về phần cứng và phần mềm. Điều này khiến cho nhiều quan niệm về việc sử dụng di động không còn phù hợp nữa nếu áp dụng cho smartphone ngày nay.

Dưới đây là một số quan niệm sai lầm về di động mà người dùng cần biết, khi sử dụng di động ngày nay, theo Howtogeek
Nhiều suy nghĩ về điện thoại đã trở nên lạc hậu so với hiện nay
Đóng ứng dụng sẽ tăng tốc độ iPhone

Bạn không cần phải đóng ứng dụng iPhone bằng cách loại bỏ chúng ra khỏi danh sách các ứng dụng sử dụng gần đây. Ứng dụng trong danh sách các ứng dụng sử dụng gần đây không thực sự chạy trong nền và dùng bất cứ nguồn tài nguyên trên máy. Chúng chỉ được lưu trữ trong bộ nhớ RAM của iPhone, vì vậy bạn có thể quay trở lại với chúng một cách nhanh chóng hơn.
Nếu iPhone của bạn cần nhiều RAM, nó sẽ tự động loại bỏ các ứng dụng mà bạn không sử dụng. Việc đóng ứng dụng sẽ chỉ làm cho việc khởi động chúng trở lại chậm hơn mà thôi.
Việc đóng các ứng dụng thừa trên iPhone là điều không cần thiết
iOS của Apple hiện nay cho phép các ứng dụng có thể thực hiện công việc trong nền, nhưng điều này là khá hạn chế, và nó có thể tiếp tục chạy ngay cả khi không ở trong danh sách ứng dụng gần đây.

"Task Killer" giúp tăng tốc điện thoại Android

Nhiều người cho rằng, một ứng dụng có chức năng Task Killer có thể tự động bỏ các ứng dụng khỏi bộ nhớ RAM khi bạn ngừng sử dụng chúng, giúp tăng tốc độ điện thoại. Thế nhưng, trong thực tế các ứng dụng được lưu trữ trong bộ nhớ RAM, do đó bạn có thể lấy lại chúng một cách nhanh chóng hơn.

Bạn không nên sử dụng một ứng dụng Task Killer cũng như không cần phải tự loại bỏ các ứng dụng khỏi danh sách ứng dụng gần đây trên Android. Chúng sẽ tồn tại mãi trong nền, và bạn không cần phải đóng trừ khi nó hoạt động không tốt. Điều này thực sự làm cho điện thoại Android của bạn chậm hơn khi sử dụng.

Xả pin điện thoại hoàn toàn trước khi sạc lại

Chắc chắn, hầu hết mọi người không thực sự để pin cạn rồi mới sạc lại, nhưng một số người vẫn ngần ngại khi thấy pin đến mức 8% là bắt đầu “dùng cố” cho hết pin rồi cắm sạc trở lại. Rõ ràng, đây là kiến thức mà người dùng các công nghệ sạc pin cũ vẫn hay lưu trữ trong đầu.
Với pin lithium, bạn có thể sạc pin bất cứ lúc nào, không nên xả hết rồi sạc sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ
Với pin Lithium-ion hiện đại ngày nay, bạn sẽ không cần phải xả pin hoàn toàn trước khi sạc trở lại, thay vào đó bạn có thể cắm sạc pin bất cứ khi nào thích, hoặc cắm sạc vào ban đêm rồi để nó sạc cả đêm. Về cơ bản, bạn có thể sạc pin cho smartphone của mình bất cứ khi nào mình thích, và trong bao lâu không quan trọng.

Chỉ nên sử dụng bộ sạc đi kèm điện thoại

Smartphone hiện đại sử dụng bộ sạc USB đã được tiêu chuẩn hóa. Chỉ cần bộ sạc USB cung cấp đủ năng lượng là bạn có thể sạc smartphone của mình hoặc bất kỳ thiết bị nào khác có hỗ trợ sạc qua USB.

Hãy cắm smartphone vào một bộ sạc mạnh hơn, điện thoại của bạn sẽ chỉ hút năng lượng mà nó cần từ bộ sạc, vì vậy sẽ không dễ dàng bị hư hỏng. Trong thực tế, smartphone có thể sạc nhanh hơn với một bộ sạc mạnh hơn, như bộ sạc tablet. Bạn có thể cắm điện thoại vào bộ sạc thấp hoặc cao, dĩ nhiên càng thấp thì tốc độ sạc càng chậm.

Mua miếng dán bảo vệ màn hình để chống trầy xước

Nếu điện thoại của bạn được dán màn hình và bạn phát hiện có vài vết trầy xước trên tấm dán, sau đó bạn cho rằng thật may khi đã dán màn hình và tấm dán làm tốt công việc của nó. Điều này chưa hẳn chính xác, các vật liệu có thể làm xước tấm dán bằng nhựa chưa chắc đủ khả năng gây xước trên Gorilla Glass. Smartphone hiện nay hầu hết đều được trang bị lớp kính cường lực Gorilla Glass, mang lại khả năng chống xước khá tốt. Miễn là bạn không sử dụng điện thoại trong các điều kiện quá khắc nghiệt, miếng dán bảo vệ màn hình là điều không cần thiết.
Với kính Gorilla Glass, miếng dán bảo vệ dường như không còn cần thiết cho smartphone
Kẻ thù lớn nhất hiện tại của mặt kính màn hình điện thoại là cát - thứ rất phổ biến trong môi trường sử dụng hằng ngày, đặc biệt là những khu vực gần biển. Một số các kim loại hiếm hoặc vật liệu siêu hiếm như kim cương chẳng hạn, có độ cứng rất cao, dễ dàng làm xước các vật liệu khác. Nếu bạn đeo các trang sức có kim cương hoặc kim loại hiếm, nên dán màn hình để tránh vô tình làm xước mặt kính.
Tham khảo thêm bài viết Dán màn hình điện thoại, có thật sự cần thiết? tại đây

Nhiều megapixel hơn giúp chụp ảnh tốt hơn

Không chỉ có ý nghĩa với smartphone, tầm ảnh hưởng của số megapixel cũng có tác động đến bất kỳ máy ảnh kỹ thuật số nào. Trong khi trước đây, số lượng megapixel nhiều hơn luôn tốt hơn, và đây cũng là chiêu thức nhằm dụ dỗ khách hàng đến từ các nhà sản xuất.

Một megapixel tương đương với 1 triệu điểm ảnh, và số lượng megapixel sẽ cho bạn biết có bao nhiêu điểm ảnh trong bức ảnh chụp từ camera của bạn. iPhone 6 của Apple vẫn sở hữu camera 8 megapixel kể từ iPhone 4S, trong khi các smartphone Android cao cấp hiện nay đã có camera 16 megapixel.
Sở hữu camera 16 MP, nhưng chất lượng ảnh chụp từ Galaxy S6 được xem là ngang ngửa với ảnh chụp từ camera 8 MP trên iPhone 6
Tóm lại, nhồi nhét càng nhiều pixel kích cỡ càng nhỏ lên một cảm biến không phải luôn là ý tưởng tốt. So với một máy ảnh 16 megapixel, bộ cảm biến máy ảnh 8 megapixel cùng kích thước sẽ có điểm ảnh lớn hơn, giúp khả năng hấp thụ ánh sáng tốt hơn. Chất lượng tổng thể của các bộ cảm biến, ống kính và các phần mềm xử lý hình ảnh cũng đóng vai trò rất quan trọng đến chất lượng của bức ảnh.

Không bao giờ dựa vào số lượng megapixel nếu bạn đang so sánh máy ảnh trên smartphone, tốt nhất hãy tìm đánh giá thực tế dựa trên các so sánh từ cộng đồng người dùng sau khi đã thực sự tiếp cận với những bức ảnh chụp từ nhiều smartphne khác nhau. Hãy đừng để bị sa lầy vào các thông số kỹ thuật vô nghĩa.
Xem thêm bài viết Camera trên smartphone - càng nhiều 'chấm' càng tốt ? tại đây

Smartphone Android thường bị virus và phần mềm độc hại tấn công

Về mặt kỹ thuật, không có điện thoại nào thực sự có “virus” - những mẩu tập tin có khả năng tự sao chép. Thậm chí nếu điện thoại có bị nhiễm một số phần mềm độc hại thì nó sẽ không cố gắng để lây nhiễm vào điện thoại của người khác.
Smartphone Android sẽ trở nên an toàn nếu bạn chỉ tải về ứng dụng từ Google Play
Trong thực tế, có rất ít điện thoại Android đang thực sự bị nhiễm bởi phần mềm độc hại, bởi nó tồn tại nhưng có xu hướng đến từ nguồn ngoài Google Play. Nếu đang cài đặt ứng dụng từ Google Play, có lẽ bạn hãy yên tâm vì luôn được bảo vệ. Nhưng nếu bạn tải về các bản sao phần mềm lậu từ các kho ứng dụng Android bên thứ ba vào điện thoại của mình, bạn sẽ đối diện với rất nhiều nguy cơ. Nếu sống ở Trung Quốc và đang sử dụng một trong những cửa hàng ứng dụng tại đó, bạn có rất nhiều khả năng tải về các ứng dụng đóng gói lại có chứa phần mềm độc hại.
Tương tự, với các smartphone dùng iOS thì người dùng chỉ cần sử dụng các ứng dụng được cung cấp chính hãng từ kho ứng dụng App Store của Apple và không nên bẻ khóa máy (jailbreak) là có thể tránh được việc bị tấn công.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.