Những rào cản cho ngành 'Gaming Creator' tại Việt Nam

Thành Luân
Thành Luân
03/03/2022 15:16 GMT+7

Tuy được đánh giá là 1 ngành nghề cực thu hút dành cho giới trẻ và tạo ra nguồn thu nhập khủng, nhưng liệu con đường trở thành một Gaming Creator có thực sự trải đầy hoa hồng và dễ dàng nhận thành quả?

Gaming Creator - họ là ai?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, con người ngày nay đang dành rất nhiều thời gian trên không gian mạng xã hội như Facebook, Youtube hay các hình thức giải trí như gaming, eSports... Nhờ đó, các nội dung định dạng video hay livestream trở thành xu hướng đi đầu trong mảng nội dung số.

Người xem ngoài việc có thể theo dõi trực tiếp những gì đang diễn ra, còn có thể tương tác, bình luận với các Streamers, hay còn gọi là Creators. Chơi game và nói về việc chơi game thì được gọi là Gaming Creator.

Ảnh chụp màn hình

Sự phát triển mạnh mẽ của các Gaming Creator được hưởng lợi một phần do đại dịch. Theo Emagazine Tổng quan Gaming Creator Việt Nam do Appota phát hành, có đến 80% cộng đồng nhận thấy rằng họ đã dành nhiều gian hơn để xem các Gaming Creators trong khi dịch bùng phát. Trung bình khán giả dành 2,2 giờ/ngày xem livestream từ các Creator. Có tới 43% Creator đồng ý rằng kênh của họ có lượt tương tác cao trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên mức tăng này có thể chỉ là do tình trạng chung của dịch bệnh khi khán giả có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi.

Bên cạnh đó, hạ tầng viễn thông cũng ngày một phát triển, lượng người sử dụng internet tại Việt Nam chiếm tới 77%, trong đó 61 triệu người sử dụng smartphone và có đến 90% gen Z (đối tượng chủ yếu của các Creator) sử dụng mạng xã hội.

Ảnh chụp màn hình

Các Creator có lượng fan đông đảo trên mạng xã hội phải kể đến như: Viruss (4,2 triệu follower), Hạ Mi (1,2 triệu follower), Pewpew (4,1 triệu follower), Nam Blue (3 triệu follower)... Họ cũng liên tiếp phá các kỷ lục cá nhân của mình về lượt theo dõi, lượt tương tác và lượt người dùng theo dõi trong cùng một thời điểm. Nam Blue một creator thuộc OTA Network đã đạt mức CCV kỉ lục 137.000 người xem trên Facebook Gaming.

Nghề Gaming Creator đang “nở rộ” nhưng cũng gặp không ít những khó khăn

Tuy đã được phổ biến nhưng nghề Gaming Creators mới chỉ thực sự được nhìn nhận đúng đắn trong giới trẻ và những người làm việc trong ngành Gaming và Esports. Một phần do những định kiến chung của xã hội về ngành game nói chung vẫn chưa hoàn toàn tích cực.

Gaming Creators là ngành nghề khá mới mẻ

ctv

Tiếp đến là môi trường cạnh tranh và chi phí đầu tư ban đầu. Sự bùng nổ và phát triển của Internet và Gaming/Esports tại Việt Nam nói chung đã khiến cho sự cạnh tranh trong ngành Gaming Creators ngày một cao hơn, ngày càng có nhiều creator hơn nhưng để tồn tại được trong nghề không hề dễ. Nếu có thể dùng số lượng follower làm thước đo thì chỉ có vỏn vẹn 11% số lượng Creators tại Việt Nam có trên 1 triệu follower/nền tảng (theo khảo sát của Appota thực hiện), và họ cũng sẽ là nhóm Creators nhận được phần lớn doanh thu ngành cũng như được săn đón bởi các đơn vị tài trợ.

Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cũng là 1 thách thức lớn khi 1 creator phải bỏ ít nhất 30-40 triệu để đầu tư tiền thiết bị, các chi phí sẽ còn phát sinh thêm ở các khoản đầu tư hình ảnh, quảng cáo và marketing cá nhân…vvv. Tuỳ thuộc vào lượng follow hiện có mà Creators có thể đầu tư từ 500.000+ VND đến vài triệu đồng cho mỗi phiên livestream để tiếp cận tệp người dùng phù hợp hoặc tệp người dùng đang chơi các trò chơi mà Creators sẽ live.

Cuối cùng, vì là một nghề mới phát triển nên tại Việt Nam chưa thực sự có những quy chuẩn về đào tạo và dạy nghề mà các studio, streaming agency phát triển các Creators của mình bằng cách vừa làm vừa học. Theo Emagazine “Tổng quan Gaming Creator Việt Nam” do Appota phát hành, để một Creators hiện đạt được sự thành công thì yếu tố khác biệt trong phong cách stream của mỗi Creators và sự sáng tạo trong nội dung đang là yếu tố được đặt nặng hơn cả. Do đó, gần như không có một quy chuẩn nào để làm thước đo phục vụ cho việc đào tạo và định hướng các Creators trẻ.

Tuy vậy, hiện nay cũng có rất nhiều chương trình tuyển dụng và đào tạo trẻ như OTA Plus (thuộc OTA Network), tuyển dụng streamer từ Box Studio, Nimo TV… thế nhưng cách đào tạo giữa các agency chưa thống nhất và phụ thuộc vào nội tại của từng tổ chức, vì vậy nhu cầu tạo ra một quy chuẩn chung về dạy và đào tạo nghề Creators vẫn sẽ là một bài toán cần đặt ra trong tương lai.

Hệ sinh thái Gaming và Creator tại Việt Nam

ảnh chụp màn hình

Ông Phạm Bá Duy - Giám đốc OTA Network chia sẻ về công thức để một Creator có thể thành công như sau: “Sẽ có một số nguyên tắc sau mà creator không thể bỏ qua đó là sự Chân thành: Làm việc hiệu quả, sống thật với bản thân cả ở ngoài đời cũng như trên màn ảnh để có thể gần gũi được tệp fan của mình và tạo ra những giá trị vượt lên trên cả kinh tế có thể đem lại từ nghề này. Nhiệt huyết: Sự quan tâm không thể đến khi bạn hời hợt với công việc của mình, không thể mỗi buổi stream lên làm cho xong và mặc kệ những viewer, fan của mình thì khó thể nhận được sự quan tâm từ phía họ. Cá tính riêng: “Hoà nhập chứ không hoà tan” - bước chân vào ngành/nghề này cũng như vậy, vào môi trường phát triển cần có sự khác biệt nhất định làm sao để cá nhân mình nổi bật hơn hẳn, nhắc đến mình phải để lại trong tâm trí người xem một điểm nhấn nào đó, như vậy mới thu hút được truyền thông.”

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.