Những sai lầm khi điều trị viêm họng, viêm mũi xoang

11/06/2024 14:00 GMT+7

Viêm họng, viêm mũi xoang là những bệnh lý hô hấp phổ biến gặp ở cả người lớn và trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây ra hai bệnh này và nếu dùng kháng sinh không hợp lý, đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Cẩn trọng khi chẩn đoán viêm họng

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh nhiễm khuẩn của đường thở như tai, mũi họng, đường dẫn khí… Trong đó, viêm họng là phản ứng viêm ở vùng hầu họng, amidan vòm. Nguyên nhân có thể là do siêu vi hoặc vi trùng với tỷ lệ 90% ở người lớn, 70% trẻ em. Đây là bệnh lý thường gặp và được điều trị bằng kháng sinh do sợ biến chứng cũng như muốn giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, viêm họng cũng có thể chỉ là một triệu chứng chứ không phải do vi khuẩn gây ra.

Những sai lầm khi điều trị viêm họng, viêm mũi xoang- Ảnh 1.

Đây là nội dung đáng lưu ý tại Diễn đàn y khoa - Imexforum Medical với chủ đề: Điều trị kháng sinh thích hợp trong nhiễm khuẩn hô hấp người lớn và trẻ em do Hội Phổi Việt Nam cùng Công ty CP Dược phẩm Imexpharm phối hợp tổ chức vào ngày 8.6.2024. Diễn đàn quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành, bác sĩ, dược sĩ trong chuyên khoa phổi, hô hấp… nhằm cung cấp phương pháp và kiến thức điều trị mới, đặc biệt là vấn đề sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý.

Cụ thể, GS-TS-BS Phạm Kiên Hữu - Chủ tịch LCH Tai Mũi Họng TP.HCM và các tỉnh phía Nam - Chủ tịch Chi hội Mũi Xoang TP.HCM cho biết cần phân biệt rõ viêm họng do vi khuẩn hay siêu vi. Theo đó, viêm họng do vi khuẩn thường có các triệu chứng như sau: Khởi phát đột ngột, đau họng, sốt, nhức đầu, tiêu hóa, viêm họng - VA, màng giả rải rác, hạch cổ... Trong khi đó, viêm họng do siêu vi có các triệu chứng như viêm kết mạc, sổ mũi, ho, tiêu chảy.

Những sai lầm khi điều trị viêm họng, viêm mũi xoang- Ảnh 2.

Để chẩn đoán viêm họng cần căn cứ theo tiêu chuẩn Centor. Đây là công cụ tính điểm nhằm xác định bệnh nhân nằm trong nhóm có nhiều khả năng. Theo Viện Sức khỏe và Thử nghiệm lâm sàng Vương quốc Anh (NICE), điểm Centor >= 3 có thể xem xét dùng kháng sinh.

Trong đó, lưu ý đến việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng liên cầu tán huyết nhóm A (tên tiếng Anh là Group A Beta Hemolytic Streptococcus - GABHS - là loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh đường hô hấp ở trẻ em, đứng thứ 2 sau nhiễm virus gây bệnh ở đường hô hấp), ông Hữu cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại khi dùng hoạt chất Penicillin điều trị như vi khuẩn mắc tiết men B-Lactamase để bất hoạt Penicillin; Penicillin thấm không đủ nồng độ cần thiết vào mô Amidan ở nhóm bệnh nhân viêm họng tái diễn có khoảng 10% GABHS có thể nội nào hóa để sống sót. Ngoài ra, nguyên nhân thất bại còn đến từ việc dùng kháng sinh không hợp lý, không đúng thời gian điều trị; sự tuân thủ kém của bệnh nhân; sự tái nhiễm GABHS qua bàn chải đánh răng, niềng răng; người lành mang mầm bệnh…

Hoạt chất Amoxicillin-clavulanate là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm mũi xoang

Không chỉ sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị viêm họng, đối với viêm mũi xoang, các chuyên gia hô hấp tại Imexforum Medical cho biết, đây là bệnh thường gặp và đứng hàng thứ 5 trong số các bệnh được kê toa có kháng sinh. Việc dùng kháng sinh đúng cách sẽ giảm thời gian điều trị, giảm bớt triệu chứng khó chịu, ổn định tình trạng mũi xoang và phòng ngừa xảy ra biến chứng.

Khi xác định viêm xoang do vi khuẩn, theo các chuyên gia, cần "watchful waiting (Theo dõi) và được khuyến khích áp dụng trong trường hợp không nặng, không đe dọa xảy ra biến chứng và có thể theo dõi sát diễn tiến bệnh. Trong đó, hoạt chất Amoxicillin-clavulanate là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm xoang mũi cấp ở trẻ em.

Cũng theo các chuyên gia, để sử dụng Amoxicillin - Clavulanate hiệu quả cần tìm các sản phẩm chất lượng có tương đương sinh học với biệt dược, nguyên liệu đến từ châu Âu hoặc sản xuất tại các nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP, có mặt trên thị trường lâu đời và giá thành tốt.

Những sai lầm khi điều trị viêm họng, viêm mũi xoang- Ảnh 3.

PGS-TS-BS Trần Văn Ngọc - Chủ tịch LCH Hô hấp TP.HCM, PCT Hội Phổi VN tại Imexforum

Bên cạnh đó, liên quan đến lựa chọn kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp của trẻ em, PGS-TS-BS Phan Hữu Nguyệt Diễm - Giảng viên cao cấp ĐH Y dược TP.HCM; nguyên Trưởng khoa Nội tổng quát 2 - Hô hấp BV Nhi Đồng 1, cho biết viêm phổi cộng đồng là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ em. Đặc biệt ở nước đang phát triển, có tới 40/1000 trẻ dưới 5 tuổi/năm mắc viêm phổi với tỷ lệ tử vong lên đến 16%. Theo đó, việc lựa chọn kháng sinh để điều trị rất quan trọng, đối với vi khuẩn điển hình cần lựa chọn nhóm hoạt chất Beta Lactam (Amoxicillin, Cefuroxim), và sử dụng nhóm hoạt chất Macrolides, Quinolones, Tetracyclin (>8T) cho vi khuẩn không điển hình.

Những sai lầm khi điều trị viêm họng, viêm mũi xoang- Ảnh 4.

Tại diễn đàn Imexforum Medical lần này, đại diện Imexpharm cho biết hiện nay việc lạm dụng và sử dụng kháng sinh không đúng cách đang gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh cao. Điều này dẫn đến ngày càng có nhiều bệnh lý, đặc biệt là liên quan đến hô hấp như viêm phổi, bệnh lao... trở nên khó điều trị hơn, thậm chí không thể điều trị được nữa. Ngoài ra, khi sử dụng kháng sinh không đạt chất lượng, không đủ nồng độ tiêu diệt vi khuẩn thì sẽ không có tác dụng điều trị mà còn khiến quá trình phát triển bệnh tăng lên và gây ra nhiều biến chứng.

Hiểu rõ điều này, nhiều năm qua, Imexpharm luôn tập trung đầu tư vào công nghệ sản xuất khi sở hữu nhiều nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP nhất Việt Nam với 3 cụm nhà máy và 11 dây chuyền. Nhờ đó, Công ty đã sản xuất ra nhiều kháng sinh chất lượng cao từ nguyên liệu theo công nghệ Enzymatic đến từ Tây Ban Nha, không sử dụng dung môi hóa chất trong quá trình sản xuất, với độ tinh khiết và ổn định cao, an toàn cho bệnh nhân và bảo vệ môi trường.

Những sai lầm khi điều trị viêm họng, viêm mũi xoang- Ảnh 5.

Hiện tại, danh mục sản phẩm của Imexpharm có nhiều loại kháng sinh chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu, hiệu quả cao trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng, hô hấp do vi khuẩn nhạy cảm và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cộng đồng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.