Nền âm nhạc cổ điển đương đại Việt Nam đã xuất hiện những lứa tài năng mới, dù chưa đủ sức hợp thành con sông lớn với sức chảy mạnh mẽ, nhưng đã có những mạch ngầm chảy ra biển lớn.
Hai trong số những gương mặt trẻ đương đại nổi bật là nghệ sĩ dương cầm Lưu Hồng Quang và Trang Trịnh.
|
Không bị chìm trước biển lớn
Đi theo hai con đường khác nhau, nhưng Lưu Hồng Quang và Trang Trịnh đã khẳng định mình trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp của thế giới.
Lưu Hồng Quang bắt đầu làm quen với nhạc cổ điển và cây đàn piano từ khi lên 5 tuổi, với sự dẫn dắt của cha mình - NSƯT Lưu Quang Minh. Dù phải mất một thời gian để nhận ra tình yêu thực sự dành cho âm nhạc cổ điển, nhưng nghệ sĩ trẻ sinh năm 1990 đã bộc lộ tài năng từ rất sớm. Năm 14 tuổi, cậu đã được giới âm nhạc cổ điển quốc tế chú ý với giải đặc biệt tại Cuộc thi Piano Chopin quốc tế châu Á (Nhật Bản), giải ba Cuộc thi Piano quốc tế Validone (Ý). Hai năm sau, Lưu Hồng Quang giành được học bổng của Học viện m nhạc uy tín The Australian International Conservatorium of Music (Úc), và được GS-TS Kyung Hee Lee (Giám đốc Học viện) nhận hướng dẫn. Còn cô bé Trịnh Mai Trang (Trang Trịnh) đến với âm nhạc cổ điển một cách tình cờ, sau khi cô giáo dạy đàn organ phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của cô bé mới 4 tuổi. Năm 1998 khi lên 12 tuổi, Trang Trịnh đã theo học và biểu diễn cùng nghệ sĩ dương cầm người Pháp Claude Kahn. Sáu năm sau, cô nhận học bổng Sterndale Benntet theo học tại Học viện m nhạc Hoàng gia Anh.
Lưu Hồng Quang và Trang Trịnh đã thực sự bước vào những cuộc thử lửa khắc nghiệt. Những áp lực trong môi trường mới khiến người trong cuộc không ít lần nản lòng. Lớp học của Trang Trịnh cứ dần thưa các sinh viên do không chịu nổi sức ép. Những buổi học lý thuyết đan xen với trình diễn đòi hỏi Lưu Hồng Quang duy trì kỷ luật trong luyện tập hằng ngày. Những nỗ lực không ngừng đã mang đến thành công cho họ. Lưu Hồng Quang tiếp tục nhận được những giải thưởng quốc tế, trong đó đáng chú ý có giải nhất cuộc thi piano Lev Vlassenko toàn châu Úc năm 2011. Còn với nhiều giải thưởng tại các cuộc thi lớn, Trang Trịnh đã mang tiếng đàn của cô tới công chúng châu u và châu Á.
|
Đưa nhạc cổ điển đến gần với công chúng
Sau khi nhận tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành biểu diễn âm nhạc tại Học viện m nhạc Hoàng gia Anh, Trang Trịnh trở về thực hiện dự án âm nhạc đầu tiên tại quê nhà vào năm 2011. Trái với suy đoán của nhiều người, dự án Nhật ký dương cầm của Trang Trịnh không nhằm mục đích phô diễn tài năng mà để thực hiện mong muốn đã lâu của cô: đưa âm nhạc cổ điển đến gần với công chúng. Trang Trịnh đã chia sẻ, Nhật ký dương cầm sẽ mở đầu cho nhiều dự án tiếp theo để “kiến tạo một lớp công chúng mới cho âm nhạc cổ điển tại Việt Nam”. Có lẽ ít ai biết rằng Trang Trịnh từng rất cô đơn khi đến với âm nhạc cổ điển: “Tôi chẳng có ai để chia sẻ, bạn bè tôi không ai thích nghe nhạc cổ điển”. Vậy nên từ khi theo học tại Học viện m nhạc Hoàng gia Anh, Trang Trịnh đã ấp ủ ước muốn ngày trở về sẽ được góp một phần công sức vào việc đào tạo âm nhạc trong nước. Và cô đã giữ được lời hứa với chính mình. Sau Nhật ký dương cầm, Trang Trịnh tiếp tục với dự án đào tạo âm nhạc cho trẻ mồ côi, cho các bạn trẻ, một lớp học cảm thụ âm nhạc cổ điển của cô đang chuẩn bị đón học viên. Trang Trịnh hài lòng khi được làm hai công việc yêu thích: biểu diễn và giảng dạy.
Lưu Hồng Quang vẫn đang miệt mài với công việc học tập tại Học viện m nhạc ở Úc. Năm nay, Quang đã thực hiện được hai dự án lớn, trước hết là phát hành album độc tấu đầu tiên và được hãng Master Performars (Úc) nhận phát hành, sau đó là chương trình hòa nhạc thính phòng cùng em trai Lưu Đức Anh tại Pháp. Quang đã chia sẻ rằng mình mong được khẳng định tài năng tại Việt Nam và Úc, và trong tương lai được mang tiếng đàn đi khắp thế giới. Ước mơ trở thành nghệ sĩ biểu diễn của thế giới mà Quang đang ấp ủ không quá xa xôi. “Tôi đặt nhiều hy vọng vào Quang vì thấy ở em một tài năng lớn” - NSND Đặng Thái Sơn nói về cậu học trò của mình.
Vượt qua cánh cửa nhỏ để tiến ra biển lớn, Lưu Hồng Quang và Trang Trịnh - hai nghệ sĩ trẻ đang góp phần “định vị” nền âm nhạc cổ điển Việt Nam đương đại giữa bản đồ âm nhạc thế giới.
Những thế hệ tài năng tiếp nối Những năm gần đây, các thí sinh Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc quốc tế. Những lứa thế hệ tài năng mới đã xuất hiện như Nguyễn Đăng Quang, Đỗ Hoàng Linh Chi, Trần Thái Linh, Ngô Phương Vi, Ngô Tuấn Anh (piano), Nguyễn Linh Uyên (violin)... Tài năng dương cầm Nguyễn Việt Trung hiện đang du học tại Ba Lan và tài năng violin Đỗ Phương Nhi mang đến những niềm hy vọng mới cho nền âm nhạc cổ điển Việt Nam. Việt Nam đã có những tài năng trẻ, nhưng để phát triển tài năng thành nghệ sĩ lớn lại là chặng đường dài đầy khó khăn khác trước mắt. Một thực tế là miệt mài khổ luyện, được thế giới vinh danh nhưng đến khi trở về những tài năng trẻ âm nhạc cổ điển không được quan tâm nhiều đến, họ vẫn là những cái tên lặng lẽ, ít người biết... Nếu chúng ta cứ mãi hỏi "tài năng đi đâu?" thì rồi sẽ đến lúc vô tình đánh mất những tài năng lúc nào không hay. |
Minh Ngọc
Bình luận (0)