Anh Đỗ Hữu Thao nhớ lại: “Sân bay Tân Sơn Nhất khá đông vào những ngày cuối cùng của năm 2016. Lúc đó khoảng 5 giờ chiều, hai vợ chồng hành khách cùng một đứa con đi chuyến bay từ bắc vào, kêu xe đi Bình Dương. Họ đều mệt nên anh chồng nằm ở ghế sau, người vợ ôm con ngồi ở ghế trước. Hành lý khá nhiều nên khi chở khách về đến nhà, tôi loay hoay mở cốp sau để lấy đồ xuống rồi nhanh chóng quay lại bãi đỗ xe sân bay Tân Sơn Nhất khi trời đã tối. Lúc này tôi phát hiện ở ghế phía trước có một túi xách để dưới sàn xe. Kiểm tra túi phát hiện trong đó có số tiền 93,6 triệu đồng”.
Ngay lập tức, anh Thao đã điện thoại cho công ty để thông báo và bàn giao giỏ xách này.
tin liên quan
Những tài xế bình dị: 'Cái gì không phải của mình thì không lấy'Thu nhập chỉ 5 - 6 triệu đồng/tháng, vào nghề cũng chỉ mới 3 tháng
nhưng chàng trai thế hệ 9X ấy sẵn sàng trả lại khách số tiền trị giá hơn
6 tỉ đồng bỏ quên trên taxi.
“Đây không phải lần đầu khách hàng để quên đồ trên xe tôi. Với điện thoại khách để quên thì tôi dễ dàng trả lại vì họ sẽ điện lại cho mình sau đó. Nhưng có một vụ hồi đầu năm 2016, khách để quên đồ có giá trị mà qua hôm sau mình điện họ mới biết”, anh Đỗ Hữu Thao cho hay.
Anh Thao kể: “Lần đó, tôi đón 2 vợ chồng trẻ mới cưới tại sân bay Tân Sơn Nhất về Q.12. Họ cũng đi từ bắc vào, mang khá nhiều đồ nên khi chở về đến nhà, họ nhờ cho xe vào hẻm để tiện lấy đồ xuống. Vừa trả khách này xong, tôi đón 2 khách khác thì nghe họ phàn nàn tại sao túi xách lại để trên sàn xe. Tôi biết 2 vợ chồng hành khách vừa cưới đi xe trước đó để quên đồ nên nhận lại và báo cho phía công ty. Trong túi xách có 9 chỉ vàng và đồng hồ, cùng vé máy bay ghi lại số điện thoại của khách. Do trời tối nên sáng hôm sau chúng tôi mới điện thông báo cho họ biết đến nhận lại”.
tin liên quan
Những tài xế bình dị: Làm việc tốt sẽ gặp may mắnBước lên taxi, trả tiền rồi bước xuống... nên chẳng mấy người để ý đến tài xế. Nhưng ít ai biết rằng rất nhiều tài xế bình dị mà chúng ta không để ý đó đã trả lại cho hành khách tổng số tiền lên tới vài chục tỉ đồng từ đồ đạc bỏ quên.
Cái cách mà Đỗ Hữu Thao nói, hành động anh làm rất "bàng quan" với tiền, nhưng thực tế, cuộc sống của Thao không hề dư dả, nếu chưa muốn nói là còn nhiều khó khăn. Lái xe taxi được 2 năm nay, thu nhập của anh Thao còn bấp bênh, có tháng thu nhập nhiều hơn 10 triệu đồng nhưng có tháng cũng chỉ vài triệu. Hỏi anh thu nhập thấp vậy, nhặt được cả trăm triệu đồng của khách, tương đương với thu nhập cả năm, anh nghĩ sao. Anh Thao thú nhận, lúc đầu anh cũng lưỡng lự giữa việc giữ lại hay trả cho khách nhưng “ý nghĩ đó chỉ vụt qua”.
“Tôi hiểu rằng “của thiên trả địa”, không phải của mình thì mình không lấy. Hơn nữa, tiền của khách cũng từ mồ hôi, nước mắt mà có được. Họ cũng cần dùng số tiền đó vào những việc quan trọng mà mình giữ lại để dùng cho mình là không được”, anh Thao nói.
Suy nghĩ khá đơn giản, anh Thao cho rằng: “Lái taxi không phải là “làm dâu trăm họ” mà anh em chúng tôi nói vui là “làm dâu nghìn họ”. Khi khách xuống xe, chúng tôi sẽ phải nhắc khách không để quên đồ trên xe. Trường hợp khách để quên, chúng tôi trả lại đồ cho đúng khách là chuyện bình thường”.
Bình luận (0)