Tại Hải Phòng, có hàng trăm phụ nữ ở các phường Bàng La, Ngọc Xuyên (Q.Đồ Sơn) và Tân Thành, Hải Thành (Q.Kinh Dương) làm
nghề bắt cáy chuyên nghiệp, nhưng bắt cáy đêm thì chỉ có khoảng 50 người vì công việc này vất vả và nguy hiểm, họ đều ở tuổi 50 - 60.
Để bắt được cáy đêm, họ mặc áo quần, quấn khăn kín người, mang ủng cao su và một chiếc đèn soi đội trên đầu, kèm theo chai dầu gió để chống muỗi đốt. Mỗi người một chiếc xô nhựa, họ tập hợp nhau thành từng tốp 3 - 5 người, lội xuống bãi và chui vào rừng ngập mặn để bắt cáy.
Mỗi buổi làm việc như thế, họ bắt được khoảng 2 - 5 kg cáy gió và bán được khoảng 70.000 đồng/kg. Đây là loại cáy nước mặn, có thể giã nấu canh hoặc làm mắm ăn khá ngon.
Ca làm việc của những phụ nữ này bắt đầu lúc trời sẩm tối và kết thúc lúc khoảng 10 - 11 giờ đêm. Những ngày nước cạn là cơ hội cho họ bắt được nhiều cáy, khi loài
giáp xác này chậm chạp dưới ánh đèn.
Ngày nước lên nếu không lớn lắm thì họ bắt cáy leo lên cây. Họ bảo: “Bắt cáy leo cây đỡ mỏi lưng hơn vì cả đời bắt cáy cúi mãi, chúng tôi gù cả lưng rồi”.
Từng tốp 3 - 5 người tiến quân xuống bãi
|
Luồn lách trong rừng cây ngập mặn để vồ từng con cáy
|
Khăn, áo, găng tay che kín người để chống muỗi đốt
|
Rất nhiều rác, mảnh thủy tinh có thể gây nguy hiểm cho những người phụ nữ bắt cáy đêm
|
Cáy bị chói sáng và trở nên chậm chạp dưới ánh đèn
|
Nguồn sáng từ chiếc đèn trên đầu giúp cho các bà, các chị tác nghiệp trong bóng đêm
|
Khi họ làm việc thì phía xa là thành phố rực rỡ ánh đèn
|
Thành quả của một buổi làm việc với khoảng gần 3 kg cáy gió
|
Kết thúc buổi làm việc, họ sẽ về nhà bằng những chiếc xe đạp, xe máy khóa trên bãi
|
Bình luận (0)