Tuy nhiên, không phải tất cả thiết bị AI ra mắt trong bối cảnh này đều thành công. Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã ngừng giới thiệu các sản phẩm mới và một số thiết bị hấp dẫn nhất trong ngành đã gặp phải những chỉ trích nặng nề.
Rabbit r1
Rabbit r1, một sản phẩm trợ lý giọng nói hỗ trợ AI, đã được ra mắt vào tháng 1 và nhanh chóng bán được 20.000 chiếc trong 2 ngày đầu tiên. Với thiết kế hình vuông, màn hình và nút điều hướng, Rabbit r1 cho phép người dùng chụp ảnh, nhận diện hình ảnh và thậm chí đề xuất công thức nấu ăn.
Tuy nhiên, sản phẩm này đã bị chỉ trích vì nhiều lỗi kỹ thuật và lỗ hổng bảo mật khiến những người đã đầu tư 200 USD vào nó phải hối hận.
Humane AI Pin
Thiết bị đeo được ra mắt vào cuối năm ngoái với giá 699 USD, Humane AI Pin, cũng không thoát khỏi số phận tương tự. Thiết bị này cho phép người dùng thực hiện lệnh thoại mà không cần smartphone nhưng đã gặp phải nhiều vấn đề ngay từ đầu.
Video quảng cáo của thương hiệu cho thấy Humane AI Pin trả lời sai nhiều câu hỏi và khi được giao hàng vào tháng 4, sản phẩm này lại chậm chạp và khó sử dụng. Ngoài ra, máy chiếu của thiết bị không hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh và yêu cầu người dùng trả phí thuê bao hằng tháng 24 USD, khiến nó trở nên kém hấp dẫn.
Meta AI Persona
Một trong những sáng tạo của Meta trong lĩnh vực AI là ý tưởng Persona, những chatbot mô phỏng cuộc trò chuyện với người nổi tiếng. Dù được công bố vào tháng 9.2023, sản phẩm này đã ngừng hoạt động chỉ sau một năm, vào tháng 8.2024.
Kết quả cuối cùng được đánh giá là "kỳ lạ, đáng sợ và đáng lo ngại" khi các nhân vật nổi tiếng như Kendall Jenner hay MrBeast không thể tạo ra những cuộc trò chuyện tự nhiên như mong đợi.
Những sản phẩm trên cho thấy rằng, mặc dù AI đang thu hút sự chú ý lớn nhưng không phải tất cả các sáng tạo đều có thể đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng.
Bình luận (0)