Ăn nhiều đường hoặc thực phẩm chứa nhiều đường lúc bụng đói, cơ thể không tạo đủ insulin trong thời gian ngắn để duy trì lượng đường trong máu. Điều này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột.
Cà chua tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn lúc đói gây ra loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. A xít trong cà chua phản ứng với a xít trong dạ dày làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
tin liên quan
8 thói quen xấu góp phần làm tăng đường huyếtĐường huyết đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của chúng ta, và cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Để giúp ngừa tăng đường huyết, 8 thói quen hằng ngày sau đây nên tránh, theo everydayhealth.
Các bác sĩ thường khuyên không nên ăn thực phẩm cay lúc bụng đói vì gây ra phản ứng có tính a xít, gây đau dạ dày.
Chuối ăn lúc đói làm tăng lượng ma giê và điều này sẽ phản ứng với can xi trong máu, ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể.
Khoai lang cũng không nên ăn lúc đói. Các thành phần tanin và pectic trong khoai lang kích thích thành dạ dày, qua đó sản sinh lượng a xít nhiều hơn, dẫn đến các vấn đề về dạ dày cũng như chứng ợ nóng.
tin liên quan
Ngừa nhiều bệnh từ quả mậnCơ bắp và xương cần boron, khoáng chất có nhiều trong nước ép từ quả mận. Đó là lý do tại sao uống nước ép mận giảm nguy cơ loãng xương.
Uống rượu lúc dạ dày rỗng gây “cháy” niêm mạc ruột.
Sữa chua tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn khi bụng đói vì lợi khuẩn có nhiều trong sữa chua phản ứng với chất lỏng trong lớp niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày.
tin liên quan
Những loại trái cây tốt cho người bị thiếu máuThiếu máu là một trong những rối loạn máu phổ biến nhất. Người bị thiếu máu có số lượng tế bào hồng cầu trong máu thấp. Nó cũng có nghĩa là nồng độ hemoglobin trong máu ở mức thấp.
Bình luận (0)