Cà rốt
Cà rốt là một siêu thực phẩm nên dùng trong thời gian hóa trị. Theo một nghiên cứu gần đây của Viện cây trồng New Zealand, một số hợp chất thực vật tìm thấy trong cà rốt có thể giúp quá trình hóa trị có hiệu quả hơn bằng cách ngăn chặn một cơ chế trong cơ thể gây trở ngại cho việc điều trị bệnh ung thư.
Cà rốt chứa các chất dinh dưỡng, chất khoáng, sinh tố, các chất xơ và đặc biệt là nổi tiếng với hàm lượng β-Carotene cực cao. β-Carotene thuộc loại sắc tố hữu cơ carotenoid có trong các chi thực vật, như sắc tố lycopin của cà chua, sắc tố lutein và zeaxanthin của ớt chuông, của rau bina. Đại diện cho nhóm sắc tố hữu cơ này là β-Carotene. β-Carotene khi vào cơ thể sẽ tạo ra loại sinh tố A. Sinh tố A không chỉ ngăn ngừa sự thay đổi các tế bào còn tốt, mà còn tham gia vào việc làm teo các tế bào ung thư. Không chỉ vậy, sinh tố A còn khiến cho hóa trị và xạ trị tương tác với nhau tốt hơn.
tin liên quan
Những quan niệm sai về thực phẩm cần tránhĂn trứng không tốt cho sức khỏe, ăn cần tây giúp giảm cân… là 2 trong số 5 quan niệm sai về thực phẩm mà chúng ta nên tránh, theo Mirror.
Thức ăn lỏng
Miệng trở nên khô khốc, khó nuốt thường là do tác dụng phụ của hóa trị. Để việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn, nên tăng cường các loại thực phẩm lỏng hoặc ăn thức ăn kèm với các loại nước sốt, nước thịt hay sữa có hàm lượng chất béo thấp. Cũng có thể hóa lỏng thực phẩm trong một máy xay sinh tố sẽ giúp bữa ăn được hấp thụ nhanh hơn.
Gạo và chuối
Nếu bị tiêu chảy trong quá trình hóa trị liệu, các loại thực phẩm có mùi vị nhạt như gạo, chuối, táo nấu chín, và bánh mì khô sẽ giúp phân cứng hơn. Ngoài ra, cần tránh các thức ăn béo, trái cây tươi, và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
tin liên quan
Kiểm soát huyết áp không cần dùng thuốc Khoa học đã chứng minh một trong những cách hiệu quả để kiểm soát huyết áp cao là thực hiện lối sống lành mạnh.
Các loại ngũ cốc
Trong trường hợp bị táo bón, cần uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan, như bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô, và đậu… Những thứ này sẽ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ khuyến cáo, những bệnh nhân đang điều trị ung thư nên uống từ 8-12 ly nước một ngày.
Chia nhỏ bữa ăn
Ăn những bữa ăn với lượng thực phẩm vừa phải giúp bệnh nhân ung thư có cảm giác ngon miệng hơn so với ăn một bữa no nê. Thông thường, chán ăn là một trong những tác dụng phụ thường gặp của hóa trị, nhưng thay vì buộc mình phải ăn 3 bữa một ngày, hãy chia thành 5 hoặc 6 bữa để vừa tăng cảm giác ngon miệng, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để chiến đấu với bệnh tật.
tin liên quan
Những cách tự nhiên giúp chữa viêm mũi dị ứngViêm mũi dị ứng là loại bệnh mũi có ảnh hưởng đến hàng triệu người
trên thế giới. Nó có thể bao gồm hàng loạt các triệu chứng xuất hiện khi
bạn hít vào một chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi hoặc lông động vật.
Gừng
Hóa trị liệu thường gây tác dụng phụ là khiến dạ dày nôn nao, dễ buồn nôn và kẹo gừng có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Ngậm một viên kẹo gừng trước khi ăn hoặc nhâm nhi một lát gừng nhỏ trong lúc ăn hoặc uống sẽ vừa giúp giảm bớt chóng mặt và giải quyết được sự khó chịu của dạ dày. Đây là biện pháp tự nhiên chữa rối loạn dạ dày rất tốt.
Nước cam
Để tránh khô miệng trong thời gian hóa trị liệu, nên bổ sung chất lỏng có vị ngọt và chua. Cụ thể là nước chanh và nước cam sẽ giúp kích thích tuyến nước bọt, khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, không nên uống những thức uống này nếu việc trị liệu khiến miệng hoặc cổ họng bị đau, vì chúng sẽ làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.
Hành tây và tỏi
Hành tây và tỏi rất tốt để dùng trong quá trình hóa trị, bởi các hoạt chất trong hành tây và tỏi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại ung thư. Nhiều nghiên cứu cho biết mức độ cao của chất chống oxy hóa có trong 2 loại gia vị này chịu trách nhiệm kích thích khả năng phòng thủ tự nhiên của hệ miễn dịch chống lại bệnh ung thư; thậm chí nó còn có thể ức chế sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư.
Thực phẩm giàu protein giúp tăng cườngnăng lượng của cơ thể, phục hồi những mô bị tổn thương sau hóa trị - Ảnh: Shutterstock
|
Thực phẩm giàu protein
Bệnh nhân ung thư thường thiếu glutamine acid amin, trong khi protein lại là nguồn cung cấp các loại acid amin. Do đó, duy trì lượng glutamine rất quan trọng vì nó có thể giúp ngăn ngừa viêm loét miệng lưỡi - một tác dụng phụ hay gặp trong quá trình hóa trị. Ngoài việc cung cấp glutamine, những loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, rau, trứng, cá, thịt gia cầm và những loại chế phẩm từ sữa ít béo đều giúp tăng cường mức độ năng lượng của cơ thể, phục hồi những mô bị tổn thương và hư hại sau hóa trị.
tin liên quan
Ăn hành tây khỏi lo đi bác sĩNghiên cứu cho thấy do hành tây có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi một loạt bệnh truyền nhiễm, rối loạn, ho cảm... do vậy nên đưa hành tây vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Thực phẩm giàu selenium
Các loại hạt, hải sản, yến mạch, gạo nâu đều là nguồn tuyệt vời của selenium, một khoáng chất có tác dụng chống ung thư. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Biological Chemistry cho biết các hợp chất selen giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó có thể chống lại một số bệnh ung thư nhất định như bệnh bạch cầu và u ác tính.
Ngoài ra, nhiều bằng chứng còn cho thấy selen có thể cải thiện hiệu quả của hóa trị liệu bằng cách giúp giảm độc tính của thuốc hóa trị trên các mô khỏe mạnh cũng như tăng sức đề kháng của cơ thể với một số loại thuốc.
Bình luận (0)