Sau khi đường hầm giải cứu được hoàn tất hôm 9.10 và được gia cố bằng ống thép hôm 11.10, công tác đưa người lên mặt đất đã được bắt đầu vào lúc 23 giờ 18 giờ địa phương ngày 12.10 (tức 9 giờ 38 hôm qua, giờ VN). Chuyên gia kỹ thuật Manuel Gonzalez bước vào lồng cứu hộ Phượng Hoàng và được đưa xuống đường hầm sâu - chính xác là 624m. Sau đó đến các chuyên viên Roberto Rios và Patricio Robledo. Những người này có nhiệm vụ chuẩn bị cho các thợ mỏ và đưa họ vào lồng ứng cứu. Lòng dũng cảm của họ cũng rất đáng khâm phục khi 3 người này sẽ ở dưới lòng đất cho đến khi toàn bộ thợ mỏ được đưa lên mặt đất an toàn.
Phép lạ
Sau 16 phút tưởng như dài bất tận, những lời hoan hô bùng nổ khắp Chile và thế giới khi Florencio Avalos, 31 tuổi, đặt chân lên mặt đất sau 69 ngày bị giam dưới hầm sâu.
|
Người thứ hai, Mario Sepulveda Espina, thoát nạn sau đó khoảng 1 giờ. Biểu hiện của anh rất tốt, thậm chí còn trông khỏe hơn Avalos. Sau khi ôm chặt người vợ Elvira, anh mở chiếc túi lớn mang theo người và lấy ra từng viên đá lấy từ hầm sâu gửi tặng các nhân viên cứu hộ làm vật lưu niệm. Chưa hết, Espina còn chạy đi chạy lại, nhảy múa để chứng tỏ mình vô cùng khỏe. “Tôi đã quá may mắn... Tôi đã ở trong tay Chúa và quỷ dữ, và Chúa đã mang tôi theo”, Espina nói một cách hồ hởi.
Công ty San Esteban, chủ sở hữu khu mỏ San Jose đang đối mặt với đơn kiện buộc bồi thường 12 triệu USD từ gia đình các nạn nhân. Tòa đã ra lệnh phong tỏa tài sản hơn 1,8 triệu USD của công ty này trong thời gian thụ lý đơn kiện. |
Những người đi chuyến đầu phải trong tình trạng khỏe mạnh kể cả thể chất lẫn tinh thần để có thể ứng phó nếu xảy ra sự cố. Kế đến là những người yếu nhất và người bệnh. Người cuối cùng là người vừa có thể chất khỏe vừa có tinh thần vững vàng và là trưởng ca Luis Urzua. Trước đó, ai trong nhóm cũng đều tình nguyện làm người rời khỏi sau cùng, theo CNN.
Các thợ mỏ được trang bị mặt nạ dưỡng khí, thiết bị liên lạc 2 chiều và mặc quần áo chống sốc nhiệt. Sau khi lên đến mặt đất, các nạn nhân được đưa thẳng đến phòng khám dã chiến kiểm tra sức khỏe rồi được chuyển đến bệnh viện bằng trực thăng.
Chile đã ra nhiều quy định để đảm bảo sự riêng tư của các thợ mỏ trước ống kính của khoảng 1.500 phóng viên đến từ 39 quốc gia tại hiện trường. Tuy nhiên, một sự cố nhỏ đã diễn ra khi đám đông phóng viên chen lấn làm sập căn lều của gia đình thợ mỏ Espina. Rất may, không ai bị thương.
“Liều mạng” làm thợ mỏ Khu mỏ San José mang nhiều tai tiếng vì không đảm bảo các điều kiện an toàn, theo tờ El Pais. Đã có 3 thợ mỏ thiệt mạng tại đây các năm 2004, 2006 và 2007. Sau tai nạn năm 2007, khu mỏ này đã bị buộc đóng cửa, nhưng năm 2008, được hoạt động trở lại. Cả nước Chile chỉ có 16 thanh tra để kiểm soát tình trạng của 4.000 khu mỏ với 175.000 nhân công. Lan Chi Những gương mặt được chú ý - Florencio Avalos, 31 tuổi, người thợ mỏ đầu tiên được cứu thoát và là “người dẫn chương trình” trong các đoạn băng quay cuộc sống của nhóm dưới lòng đất. Lê Loan |
Cứu hộ mỏ ở VN: Dùng sức người là chính Nói về vụ giải cứu các thợ mỏ ở Chile, ông Phạm Văn Huyên, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu mỏ, Tập đoàn than khoáng sản VN (TKV), cho biết: “Chúng tôi đang có kế hoạch cử đoàn công tác sang Chile học tập kinh nghiệm. Kế hoạch giải cứu thợ mỏ thành công ở nước bạn là một bài học lớn đối với chúng tôi”. Káp Thành Long (ghi) |
Thụy Miên
Bình luận (0)