Những tiết học từ cảm xúc

20/11/2016 08:22 GMT+7

Những dự án, những buổi học ngoại khóa được xây dựng từ chính cảm xúc và suy nghĩ của học sinh, giúp việc dạy lớp học diễn ra một cách hào hứng.

Tôi chọn bình yên
“Đừng đánh đổi tuổi thơ lấy điểm số, hãy để việc học tự nhiên, thoải mái” là thông điệp của dự án “Tôi chọn bình yên”, do giáo viên môn giáo dục công dân Nguyễn Phạm Phúc cùng nhóm học sinh (HS) Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thực hiện.
Dự án ra đời với mục đích tác động vào nhận thức của mỗi người về vai trò của việc học, cùng những áp lực mà HS đang phải đối mặt, đồng thời đưa ra giải pháp để HS có kỹ năng, bản lĩnh đối phó với những khủng hoảng tâm lý do căn bệnh chạy theo thành tích gây ra.
Hơn 10 đoạn phim ngắn ra đời, đều mang lại những cảm xúc chân thật. Có HS thấy chính mình trong đó khi gặp áp lực với chiếc bóng thành đạt của mẹ quá lớn hoặc nhân vật Mạnh trong thước phim đã khiến nhiều HS khát khao chọn cho mình lối đi bình yên thay cho những áp lực về học tập của gia đình đang đè nặng trên vai…
Nguyễn Nhật Quỳnh, HS lớp 11, bày tỏ: "Với HS thì việc học là điều quan trọng nhất, nhưng không phải là tất cả. Hãy học hết mình, chơi hết mình và đừng vì áp lực học tập mà đánh mất đi những nhiều tuyệt vời nhất của tuổi học trò. Sống đúng với độ tuổi của mình và cảm nhận bình yên...".
Giáo viên Phạm Phúc kể: “Nhiều phụ huynh đã khóc khi xem những thước phim do con mình thực hiện. Do mải mê công việc, mưu sinh khiến họ không có thời gian để trò chuyện cùng con cái. Qua đây, họ đã hiểu con mình nhiều hơn và cũng thấy chính mình qua những đoạn phim của các em”.
Học từ trải nghiệm thực tế
“Tôi bảo vệ tôi” là chủ đề do giáo viên Nguyễn Thị Hồng Châu, Tổ trưởng tổ giáo dục công dân Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) xây dựng đã khiến hàng ngàn HS của trường này cảm thấy thích thú với cách học mới của môn học ít HS yêu thích.
Từ chủ đề trên, HS tham gia bằng cách làm những đoạn phim ngắn về các vấn đề thời sự, gần gũi, thể hiện đúng tâm tư và tình cảm của lứa tuổi học trò. Chia sẻ của một HS được phỏng vấn ngẫu nhiên: “Mơ ước của em chỉ là ngủ một giấc không mộng mị, không phải sống thay phần ước mơ của bố mẹ”…
Sau mỗi câu chuyện, HS đưa ra nguyên nhân và giải pháp để làm giảm căng thẳng, giải quyết khó khăn, áp lực học hành cho những người bạn đồng trang lứa.

tin liên quan

Chuyện về người thầy suýt bị chôn sống...
May mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần bởi hủ tục, thầy giáo Bríu Bằng (49 tuổi, công tác tại Trường tiểu học xã A Tiêng, huyện Tây Giang, Quảng Nam) dùng mọi hiểu biết để giúp học trò và người dân bước qua những tập quán lạc hậu.
Qua phương pháp học này, HS không còn phải chịu cảnh thầy cô miệt mài đọc, trò cắm cúi chép bài mà thay vào đó là thể hiện kiến thức, sự hiểu biết, liên hệ thực tiễn với mỗi chủ đề bài học. Giáo viên lúc này đóng vai trò là người dẫn dắt, lắng nghe học trò tranh luận và phản biện kiến thức, suy nghĩ hành động.
Dù đã được học lý thuyết về âm nhạc truyền thống nhưng phải đến khi trải nghiệm ở Nhạc viện TP.HCM trong tiết học liên môn ngữ văn - lịch sử, được nghe và chứng kiến, 2.000 HS Trường THPT Trưng Vương (Q.1) mới hiểu hết từng loại nhạc cụ.
Bà Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương, cho biết: “Đây là lần đầu tiên trường tổ chức hoạt động tiết học trải nghiệm theo quy mô toàn trường. Bên cạnh khía cạnh kiến thức thì đây là hoạt động giúp giáo dục cho HS ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.