Những vết thương trong lòng nước Mỹ

Đi quanh nước Mỹ rộng lớn, không chỉ thăm những cảnh quan hùng vĩ, những đô thị hiện đại, mà còn là những di tích ấn tượng của hơn 300 năm đất nước này, trong đó có những vết thương.

Hôm đến thăm Bảo tàng bang South Carolina ở TP.Columbia, tôi đặc biệt chú ý đến câu sau đây: “The tradition and history of this nation of Indians is now a tale of sorow” (Truyền thống và lịch sử của người da đỏ của đất nước này đến nay là một câu chuyện buồn) viết năm 1854 bởi B.S.Massey, một đại biểu của người da đỏ thuộc bộ tộc Cabawta... Người Cabawta là một bộ tộc đông đảo và đầy sức mạnh trước đó nhưng ngày nay chỉ còn lại rất ít và sống nghèo khó, chỉ biết dựa vào nguồn tài trợ của chính phủ…
Nhưng đó là câu chuyện của lịch sử xa xưa, nước Mỹ vẫn hằn lại đâu đó những vết thương buồn của thời hiện đại.

tin liên quan

Chúng tôi trải nghiệm nước Mỹ với 300 USD
Có người bảo, nếu đã đặt chân đến Mỹ mà không làm một chuyến “road trip” (du lịch bằng ô tô) thì nghĩa là chuyến đi của bạn chưa hoàn toàn trọn vẹn...
Bên tòa tháp đôi New York
Có lẽ vụ cướp máy bay tấn công tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới sẽ không cần thuật lại, vì cả thế giới đều biết. Nhưng đến thăm khu Broadway, phố Wall ở New York mà không đến Ground Zero của tháp đôi, sẽ là điều thiếu sót. Tôi chỉ tường thuật lại khung cảnh của khu vực này cùng sự hồi sinh của nó sau hơn 10 năm và những giá trị của một ngôn ngữ tượng đài hiện đại, nhưng đầy ấn tượng, vừa thể hiện niềm kiêu hãnh nhưng cũng vừa là nỗi đau buồn theo cách của người Mỹ.
Di tích của sự kiện 11.9 giờ đây là một điểm du lịch nổi bật của New York, chiếm một tỷ lệ hơn 2/3 trong tổng số du khách đến đây mỗi năm. Toàn bộ nền móng của hai cao ốc WTC giờ là hai cái hố rộng và sâu hơn 15 m. Giữa mỗi hố còn có thêm một hố nữa, sâu hơn. Tất cả được lát đá hoa cương và nước chảy róc rách tạo nên một giai điệu nhạc buồn thê lương. Toàn bộ chu vi hai hố này được lát đá và khắc đậm tên những người đã chết. Họ là những thường dân, là lính cứu hỏa, là cảnh sát, là doanh nhân xấu số... Khách tham quan đứng chen chúc, tựa tay vào tên những người xấu số và nhìn xuống các hố, nghe tiếng nước chảy và... chụp ảnh lưu niệm.

tin liên quan

Bình yên giữa nơi... náo nhiệt nhất thế giới
Những xô bồ, nhộn nhạo cùng dòng người đông như kiến ở khắp New York (Mỹ) bỗng dần biến mất khi chúng tôi rẽ từ phố Broadway sang Cortlandt. Phía trước, một màu xanh biếc vươn cao hiên ngang chọc trời hiện ra. Tháp đôi World Trade Center (WTC) mới cùng Khu tưởng niệm 11.9 ở ngay dưới chân chúng tôi…
Tòa tháp mới đã được xây dựng hoàn tất, không cao bằng hai tháp cũ nhưng được lợp bằng một lớp kính chung quanh màu trắng xám làm nơi kinh doanh mới. Giữa hai công trình này và hai cái hố trên là một tòa nhà khác, lợp kính bên ngoài nhưng... nằm nghiêng khoảng 20 độ trên mặt đất, với các tầng hầm. Đây chính là bảo tàng của sự kiện 11.9.
Ở một góc công viên gần đó là bức tượng đồng, tạc một doanh nhân nhỏ con, ngồi trên ghế đá với chiếc máy vi tính. Một bảng thuyết minh cho biết đây chính là người mà chỉ một hôm sau của sự kiện, đã đến ngồi đúng chỗ ấy để soạn ra một đề án khôi phục tòa tháp đôi với những ý tưởng, không chỉ cho thương mại, mà còn là điểm thu hút du khách quan trọng của New York như ngày nay.
Những khu tưởng niệm chiến tranh
Không chỉ ở thủ đô Washington mới có khu tưởng niệm chiến tranh VN. Ở nhiều tiểu bang khác đều có. Không chỉ chiến tranh VN, mà còn có các khu tưởng niệm thế giới thứ nhất, thứ hai, chiến tranh Triều Tiên 1953... Người Mỹ đã chiến thắng trong nhiều cuộc chiến tranh, nên các đài tưởng niệm của họ luôn thể hiện sự hào hùng của người lính. Chỉ riêng cuộc chiến ở VN thì khác.
Ở các bang Florida, South Carolina... các đài tưởng niệm chiến tranh VN đều thể hiện một ngôn ngữ tạo hình, màu sắc xám buồn và danh sách những người lính Mỹ tử trận là dài nhất. Ở TP.Columbia - thủ phủ bang South Carolina, khu tưởng niệm chiến tranh VN chiếm một diện tích lớn hơn các khu khác, ở vị trí dễ thấy nhất. Ở đó, vẫn luôn có những bó hoa tươi và nhiều mảnh giấy ghi cảm tưởng của người thân khi đến viếng. Bên cạnh niềm tự hào, luôn có những dòng tưởng tiếc đau buồn với người thân, bạn bè của họ…
Riêng khu tưởng niệm chiến tranh VN tại Washington D.C nằm trong một công viên rộng gần Nhà Trắng và đài tưởng niệm Tổng thống Washington (tháp Bút chì), Roosevelt, Lincoln... với một ngôn ngữ hiện đại. Cạnh bên lối đi, người ta đặt những cuốn sách khá dày in danh sách các cựu binh đã tử trận tại chiến trường VN. Bắt đầu lối đi xuống đài tưởng niệm chính là hai bức tường cẩm thạch vuông góc và khoét sâu xuống đất. Hai bức tường đen luôn bóng loáng khắc dày tên tuổi của hàng vạn người lính đã chết. Nơi góc vuông của hai bức tường, hai con số thời gian được khắc to hơn: 1959 và 1975 - một nỗi buồn dai dẳng của người Mỹ.
Khi đến đây, tôi lại nhớ một khung cảnh tưởng niệm khác trên bãi biển Santa Clara gần Hollywood. Đó là một bãi cát cắm đầy thánh giá của các cựu binh Mỹ. Họ chọn nơi đây làm địa điểm hầu như cố định cho mỗi cuối tuần để vận động đóng góp giúp đỡ các cựu binh hoặc bán những “cây hòa bình” để gây quỹ… của Hội Veterans for Peace, Tree of Peace. Họ công khai kêu gọi hòa bình và đấu tranh chống lại nghèo đói, biến đổi khí hậu toàn cầu...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.