Các nhà khoa học cho hay đã tìm được chứng cứ đầu tiên về sự tồn tại của những vũ trụ khác, sau khi nghiên cứu bản đồ dữ liệu vũ trụ do phi thuyền Planck thu thập.
Theo tờ The Sunday Times, bản đồ này thể hiện những điểm bất thường chỉ có thể được tạo ra bằng lực hấp dẫn của các vũ trụ khác. Trước khi có trong tay bản đồ trên, các chuyên gia từng dự đoán rằng lẽ ra nó phải được phân bổ đồng đều trong suốt 13,8 tỉ năm kể từ sự kiện Big Bang. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Bản đồ cho thấy có sự tập trung đông đúc hơn ở phần nửa nam bầu trời, và khu vực lạnh không thể được giải thích bằng kiến thức vật lý hiện nay.
Vào năm 2005, Laura Mersini-Houghton, nhà vật lý lý thuyết của Đại học Bắc Carolina (Mỹ), và Richard Holman, Giáo sư Đại học Carnegie Mellon, đã dự đoán về những bất thường trong bức xạ vũ trụ, và họ cho rằng chính lực hấp dẫn của các vũ trụ khác đã tác động vào điều này. Đến khi có dữ liệu Planck, tiến sĩ Mersini-Houghton khẳng định mình đã suy luận chính xác. Từ đó, bà rút ra kết luận rằng phải có một số lượng vũ trụ không xác định đang hiện diện bên cạnh vũ trụ mà chúng ta đang thấy bằng mắt thường.
Thụy Miên
>> NASA treo bảng cho thuê bệ phóng tàu vũ trụ
>> Giải mã thêm một bí ẩn của vũ trụ
>> Bạn trẻ sẽ làm gì khi được bay vào vũ trụ?
>> Đoạn phim ca nhạc đầu tiên được quay trên vũ trụ
>> Sao Hỏa thường hứng “bom” vũ trụ
Bình luận (0)