Nhượng quyền khai thác sân bay: Muốn nhưng vẫn ngại độc quyền

09/04/2015 07:00 GMT+7

Bản chất hoạt động hàng không là độc quyền, việc chuyển đổi sở hữu hay quản lý từ nhà nước sang tư nhân sẽ tạo ra độc quyền mới, nên nếu không có biện pháp giải quyết sẽ tạo ra một mức độ cao hơn.

Bản chất hoạt động hàng không là độc quyền, việc chuyển đổi sở hữu hay quản lý từ nhà nước sang tư nhân sẽ tạo ra độc quyền mới, nên nếu không có biện pháp giải quyết sẽ tạo ra một mức độ cao hơn.

Nhượng quyền khai thác sân bay: Muốn nhưng vẫn ngại độc quyềnNhiều đại biểu lo ngại tư nhân hóa dịch vụ hàng không khiến sự độc quyền càng cao hơn - Ảnh: Thái Sơn
Đây là ý kiến của các chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Xã hội hóa hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay ở VN” do Cục Hàng không VN và Báo Lao Động tổ chức vào ngày 8.4.
Theo Cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh, trong những năm qua thị trường hàng không VN luôn đạt mức tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 - 2014 là 14,5% về hành khách và 15,3%, đứng thứ ba thế giới về tốc độ tăng trưởng. Giai đoạn 2015 - 2020 tổng nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng hàng không là 230.215 tỉ đồng trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước rất khó khăn, quỹ đầu tư của các doanh nghiệp cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế nên việc xã hội hóa đầu tư và khai thác để kêu gọi các nguồn vốn khu vực tư nhân (trong và ngoài nước) là một nhu cầu cấp thiết.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Ông Tiêu cũng cho biết Bộ GTVT sẽ cố gắng đưa vào xã hội hóa xây dựng sân bay Long Thành trong trường hợp được Quốc hội thông qua. “Ngân sách nhà nước và vốn ODA sẽ chỉ tập trung đầu tư các hạng mục như đường băng, đường lăn, sân đỗ, còn lại các dịch vụ hàng không và phi hàng không là tiến tới tư nhân hóa, xã hội hóa”, ông Tiêu nói.
Ủng hộ xã hội hóa nhưng vấn đề được nhiều chuyên gia lo ngại là việc xã hội hóa hàng không có dẫn đến việc chuyển sự độc quyền từ chủ thể này sang chủ thể khác. Theo ông Lê Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không VN, việc nhượng quyền khai thác cả sân bay hay nhà ga hành khách cho một hãng hàng không là trường hợp thiểu số trên thế giới. “Nếu toàn bộ hay một phần hệ thống sân bay này bị chi phối bởi một nhà khai thác tư nhân thì sẽ tạo ra những rủi ro chính trị, kinh tế nhất định cho quốc gia. Mặt khác, các hãng hàng không và khách hàng có thể không được tiếp cận với dịch vụ ở mức tốt nhất”, ông Hùng nói.
TS Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Hãng hàng không Hải Âu, nhận xét khi xã hội hóa sân bay sẽ có nhiều thành phần bị ảnh hưởng gồm người dân, nhà nước, chính quyền địa phương, các hãng hàng không, hành khách, nhân viên làm việc ở sân bay. “Người dân một mặt ủng hộ xã hội hóa vì bớt đóng thuế nhưng rất sợ sự chuyển độc quyền này sang độc quyền khác, động cơ kiếm tiền của ông chủ tư nhân lúc nào cũng khỏe hơn ông chủ nhà nước và điều này đã xảy ra trên thực tế một số nước. Tư nhân hóa sân bay nếu không cẩn thận, sự độc quyền hôm nay sẽ lặp lại ngày mai ở mức độ khủng khiếp hơn”, ông Nam khuyến cáo và cho rằng cơ hội để xã hội hóa đối với sân bay hiện hữu không nhiều, trong khi đó cơ hội vào những sân bay mới trong thời gian tới rất nhiều mới là vấn đề đáng quan tâm.
Trao đổi về việc này, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu thừa nhận bản chất ngành hàng không vẫn có tính chất độc quyền bởi liên quan tới vấn đề an ninh, an toàn và "đây là ngành kinh doanh có điều kiện dù chỉ là bát phở". Vì vậy, Bộ GTVT rất chú trọng bàn thảo cụ thể để xây dựng cơ sở pháp lý và các vấn đề liên quan tới điều này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.