Theo đó, đối tượng là người lao động không có giao kết bằng hợp đồng (người lao động tự do) gặp khó khăn do thực hiện Chỉ thị 16/CT-UBND ngày 16.7.2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận được hỗ trợ đợt 2, gồm: Người bán lẻ vé số lưu động; người khuyết tật bán lẻ vé số; người bán hàng rong không có địa điểm cố định; người thu mua, nhặt ve chai lưu động; người chạy xe ôm; bốc vác lên xuống hàng hóa tại các chợ, ga Tháp Chàm, bến xe liên tỉnh (trừ đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1.7.2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19); lao động làm việc tại các hộ kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ nhà hàng tiệc cưới vì đã có theo Nghị quyết số 68/NQ-CP); thợ cắt tóc nam, nữ; giáo viên, người lao động đang làm việc tại các cơ sở mầm non, mẫu giáo, giữ trẻ tư thục có hợp đồng lao động nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội.
Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người/lần, được trích từ nguồn ngân sách địa phương.
|
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận giao UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm rà soát, xét duyệt và chi trả kinh phí cho người lao động bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
Được biết từ ngày 17.7 đến 6.8, TP.Phan Rang - Tháp Chàm và H.Ninh Phước thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ; còn các huyện còn lại (Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam) thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27.3.2020 của Thủ tướng Chỉnh phủ.
Hiện trên địa bàn Ninh Thuận có 279 bệnh nhân nhiễm Covid-19; 26 ca bệnh đã khỏi bệnh, được cho ra viện.
Bình luận (0)