Theo S&P Global Ratings, đến năm 2020, nợ doanh nghiệp có thể leo lên đến 75.000 tỉ USD từ mức 51.000 tỉ USD hiện nay. Trong điều kiện bình thường, đây không phải vấn đề lớn miễn là chất lượng tín dụng cao, lãi suất và lạm phát thấp còn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì vẫn ổn.
Tuy nhiên, tình hình sẽ không dễ chịu nếu các điều kiện trên không thể tồn tại. Nếu lãi suất tăng và các điều kiện kinh tế xấu đi, giới doanh nghiệp Mỹ có thể đối mặt với vấn đề lớn khi tìm cách quản lý khối nợ trên. Gia hạn thanh toán trái phiếu sẽ trở nên khó khăn hơn khi lạm phát, lãi suất tăng cao, trong khi đó nền kinh tế chậm lại làm trầm trọng hóa các điều kiện kinh doanh, khiến việc trả nợ trở nên khó khăn.
Trường hợp “Crexit”, tức những người cho vay rút khỏi thị trường tín dụng, có thể khiến một loạt điều kiện bị thắt chặt, kích hoạt nỗi sợ trên thị trường tài chính.
“Kịch bản tồi tệ nhất là một loạt bất ngờ tiêu cực lớn gây ra đợt khủng hoảng niềm tin trên thế giới. Những sự kiện không thể được dự báo trước có thể nhanh chóng khiến thị trường mất ổn định, thúc đẩy nhà đầu tư và người cho vay rời khỏi các vị trí rủi ro”, báo cáo viết. Hãng S&P cho rằng sự điều chỉnh trong những thị trường tín dụng là không thể tránh khỏi, câu hỏi duy nhất được đặt ra là mức độ.
tin liên quan
Doanh nghiệp Mỹ ngồi trên núi nợ 6.600 tỉ USDNợ có thể là tốt vì nó giúp bánh xe của nền kinh tế chuyển động. Tuy nhiên, quá nhiều nợ có thể kích hoạt nhiều vấn đề nan giải, chẳng hạn như khủng hoảng tài chính.
Bất chấp sự bùng nổ nợ, nhiều ngân hàng trung ương vẫn chưa áp dụng hệ thống phanh. Lãi suất thấp vẫn hiện diện trên toàn thế giới, thổi phồng cả nợ doanh nghiệp lẫn nợ chính phủ.
“Các ngân hàng trung ương vẫn đi theo ý tưởng rằng tăng trưởng được thúc đẩy nhờ tín dụng là lành mạnh cho nền kinh tế thế giới. Thực tế, nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh rằng chính sách nới lỏng tiền tệ đó đã và đang góp phần làm tăng rủi ro tài chính, tăng trưởng trong vay mượn của doanh nghiệp hiện vượt xa tăng trưởng kinh tế thế giới”, báo cáo của S&P cho hay.
Từ nay đến năm 2020, dòng chảy nợ được cho là sẽ tăng 62.000 tỉ USD, trong đó 38.000 tỉ USD tái cấp vốn và 24.000 tỉ USD nợ mới, bao gồm trái phiếu, khoản vay và các hình thức khác. Cách đây một năm, S&P chỉ dự báo mức tăng dòng chảy nợ là 57.000 tỉ USD.
Trung Quốc được cho là nước sẽ chiếm phần lớn mức tăng trưởng trong dòng chảy tín dụng. Nước này sẽ thêm vào 28.000 tỉ USD, hay 45% trong mức tăng 62.000 tỉ USD của thế giới. Mỹ và châu Âu lần lượt sẽ chiếm 22% và 15% trong mức tăng dòng chảy nợ toàn cầu.
tin liên quan
Thống đốc PBOC cảnh báo về núi nợ Trung QuốcThống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên mới đây cảnh báo về mức độ nợ gia tăng của Trung Quốc.
Bình luận (0)